1/3 học sinh đô thị bị cận thị

Ngày 22-9, tại Hà Nộ, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ, chăm sóc mắt cho trẻ em tiểu học.
Khám mắt cho các em học sinh
Khám mắt cho các em học sinh

Theo đó, dự án “nâng cao nhận thức bảo vệ, chăm sóc mắt cho trẻ em tiểu học tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh” sẽ được triển khai thực hiện năm 2017 đến tháng 8-018 với tổng kinh phí khoảng 2,7 tỷ đồng (122,400 USD), trong đó Prudential tài trợ trên 2,2 tỷ đồng, kinh phí còn lại do hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em đối ứng.

Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Văn Tiến, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, mục tiêu của chương trình là xây dựng mô hình can thiệp, giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của phụ huynh, giáo viên, lãnh đạo cộng đồng và đặc biệt là trẻ em để phòng tránh cận thị học đường (căn bệnh quá phổ biến ở trẻ em Việt Nam hiện nay), góp phần cải thiện tình trạng sức khoẻ trẻ em – thực hiện chương trình hành động Quốc gia Vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Đối với trẻ em bị các dị tật về mắt có thể can thiệp được, chương trình sẽ hỗ trợ và điều trị miễn phí tại các cơ sở y tế”

Dự kiến, sau khi dự án kết thúc sẽ có 30.000 lượt trẻ em và gia đình được nâng cao nhận thực thông qua hoạt động truyền thông tại cộng đồng; 88 giáo viên và nhân viên y tế học đường được nâng cao nhận thức về chăm sóc, bảo vệ mắt cho trẻ em và là tuyên truyền viên tại trường học; 80 trẻ em nhóm nòng cốt được nâng cao nhận thức về chăm sóc, bảo vệ mắt và là tuyên truyền viên tích cực trong trường học; 4.200 trẻ em được khám phân loại và tư vấn các bệnh về mắt..

Năm đầu tiên dự án được thí điểm tại 6 trường tiểu học tại Hà Nội và  TP Hồ Chí Minh- đây là những thành phố lớn có tỷ lệ trẻ em nguy cơ mắc bệnh về mắt nhiều nhất. Kết thúc dự án, Quỹ sẽ tổ chức đánh giá, tổng kết và đề xuất với nhà tài trợ mở rộng địa bàn thực hiện dự án tới các tỉnh thành khác.

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30 - 35%.  Như vậy, trung bình cứ 10 học sinh thì có ít nhất 3 học sinh bị cận thị hoặc bị các tật khúc xạ về mắt, tỷ lệ cận thị chiếm tới 1/3 số học sinh ở đô thị. Các bệnh viện chuyên khoa sau khi khảo sát và dựa trên thực tế số bệnh nhân đến khám chữa bệnh đã thống kê riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh số trẻ em phải đeo kính dày trên 2 đi-ốp chiếm đến 20% số ca tới khám, có tỷ lệ tật mắt cao nhất cả nước.  

Tin cùng chuyên mục