1đồng và 30,2 đồng

Ngày Lương thực thế giới 2014, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, nông hộ đang sở hữu tới 80% ruộng đất của 93 quốc gia, là lực lượng sản xuất chính cho lượng lương thực tiêu thụ nội địa. Theo ông Amy MsMillen, Điều phối viên về đối tác và tiếp cận của FAO, thế giới không thể làm gì nếu không có các nông dân. Nhờ họ mà chúng ta có thực phẩm để sử dụng mỗi ngày.

Ngày Lương thực thế giới 2014, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, nông hộ đang sở hữu tới 80% ruộng đất của 93 quốc gia, là lực lượng sản xuất chính cho lượng lương thực tiêu thụ nội địa. Theo ông Amy MsMillen, Điều phối viên về đối tác và tiếp cận của FAO, thế giới không thể làm gì nếu không có các nông dân. Nhờ họ mà chúng ta có thực phẩm để sử dụng mỗi ngày.

FAO khẳng định, người nông dân đóng vai trò trọng tâm trong nỗ lực giải quyết đói nghèo và suy dinh dưỡng toàn cầu. Thế nhưng, phần lớn những người nghèo và thiếu ăn trên thế giới cũng chính là những hộ nông dân này. Ngày nay, thách thức lớn nhất đối với nông hộ là chi phí đầu vào các loại đều gia tăng, tính rủi ro cố hữu của sản phẩm nông nghiệp khiến lợi nhuận thấp so với công sức bỏ ra, giờ đây lại thêm nguy cơ về biến đổi khí hậu. Ông Danielle Neirenberg, Chủ tịch của Food Tank cho rằng, nông dân đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và hơn thế nữa. Vì vậy, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn để khích lệ, hỗ trợ, nhằm nhanh chóng cải thiện đời sống của các nông gia. Ông Nabeeha M.Kazi, Chủ tịch kiêm CEO của Humanitas Global, đồng thời là Chủ tịch tổ chức Community for Zero Hunger (Cộng đồng Không nghèo đói) cho biết, cần có chính sách, chương trình và nguồn lực để giúp cho hộ nông dân trụ vững trên chính mảnh đất của mình.

Người nông dân Việt Nam cũng trong hoàn cảnh tương tự. Ngành nông nghiệp mà chủ thể là nông dân đã chứng tỏ vai trò “trụ đỡ” nền kinh tế khi đất nước khó khăn trong những giai đoạn thế giới suy thoái. Thế nhưng càng chứng tỏ vị trí quan trọng, càng nằm trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản thì đời sống người nông dân càng khó khăn, thu nhập bấp bênh vì đầu ra sản phẩm, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng. Vì vậy, làm thế nào để người nông dân khấm khá hay có thể làm giàu trên chính quê hương mình? Mỗi quốc gia, mỗi địa phương sẽ có cách làm riêng để giúp người nông dân thoát nghèo.

Với TPHCM, hơn 10 năm trước khi sản xuất nông nghiệp TPHCM, trì trệ chưa tìm được hướng ra, trước cơn sốt đất đai vùng ngoại thành, nhiều gia đình nông dân quan tâm đến việc bán đất để “đổi đời” hơn là sản xuất. Sau thời gian chao đảo đó, người nông dân đã “tỉnh hơn” và nhà quản lý cũng dần xác định được hướng chuyển đổi, đó là chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con khác giá trị cao hơn như rau an toàn, hoa kiểng, bò sữa, cá cảnh, tôm nước lợ...

Việc định hướng này giúp cho người dân có sự đầu tư tập trung hơn và đã tạo ra hiệu ứng rõ ràng khi tốc độ phát triển nông nghiệp hàng năm của TP đã dịch chuyển lên thay vì quanh quẩn cột mốc 1%, thấp hơn bình quân cả nước. Từ năm 2009 trở lại đây, con số bình quân mỗi năm là 5% so với cả nước 2,9%. Giá trị sản xuất bình quân 1ha đất canh tác gần 240 triệu đồng/năm (gấp đôi năm 2008) so với cả nước là 81 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân người dân ngoại thành hiện nay bằng 80,5% người dân nội thành, tức là khoảng cách được rút xuống còn 1,2 lần so với trước là 1,8 lần.

Đó là kết quả của chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với những chính sách liên tục được điều chỉnh, bổ sung của TP cho phù hợp thực tế nhằm khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, trong đó, chính sách ưu đãi lãi vay có tác động lớn trong việc huy động nguồn vốn xã hội vào đầu tư sản xuất. Theo tính toán của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP, với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay đã huy động được 30,2 đồng vốn xã hội, trong đó vốn vay ngân hàng là 17,7 đồng và huy động trong dân là 12,5 đồng. Như vậy đã rõ, chủ trương đúng giúp người dân mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sản xuất, tạo ra giá trị cao hơn, thu nhập tăng lên, đời sống khấm khá. Như lời của một Phó Chủ tịch UBND một huyện ngoại thành, sẽ là có lỗi nếu không tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay nhiều hơn nữa.

CÔNG PHIÊN

Tin cùng chuyên mục