6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký hơn 20 tỷ USD

Ngày 25-6, tại hội thảo chuyên đề về thu hút và chuyển giao công nghệ trong khu vực đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế đất nước.
Sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác tại Công ty TNHH Saigon Precision (100% vốn của Nhật Bản, thuộc Tập đoàn Misumi), trụ sở tại Khu chế xuất Linh Trung 1, TPHCM Ảnh: CAO THĂNG
Sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác tại Công ty TNHH Saigon Precision (100% vốn của Nhật Bản, thuộc Tập đoàn Misumi), trụ sở tại Khu chế xuất Linh Trung 1, TPHCM Ảnh: CAO THĂNG
 Tuy nhiên, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao.

Đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 26.000 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 326 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 180 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được hơn 1.300 dự án cấp mới và 507 dự án điều chỉnh vốn và hơn 2.700 dự án góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đăng ký là hơn 20 tỷ USD. 

Theo thống kê, 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông… Tuy nhiên, FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển; hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý chưa đạt kỳ vọng; đóng góp ngân sách nhà nước chưa tương xứng; một số doanh nghiệp có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế và vi phạm các quy định về xử lý môi trường; sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới…

Tin cùng chuyên mục