68 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12-1944 – 22-12-2012: Điều chưa biết về người tình báo bị cưa chân

Tổng Cục tình báo Bộ Quốc phòng (Tổng cục II) vừa thống kê và công bố 30 vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của ngành. Trong số 30 anh hùng ấy (11 liệt sỹ), có nhiều tên tuổi đã vang danh sử sách như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức (Ba Quốc), Phạm Ngọc Thảo, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)… Vậy nên với Nguyễn Văn Thương, người được tuyên dương anh hùng ở cấp bậc chuẩn úy, không ít bạn đọc rất muốn am tường cuộc đời ông. Báo SGGP điện tử xin giới thiệu sơ nét cuộc đời Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Thương.
68 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12-1944 – 22-12-2012: Điều chưa biết về người tình báo bị cưa chân

Tổng Cục tình báo Bộ Quốc phòng (Tổng cục II) vừa thống kê và công bố 30 vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của ngành. Trong số 30 anh hùng ấy (11 liệt sỹ), có nhiều tên tuổi đã vang danh sử sách như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức (Ba Quốc), Phạm Ngọc Thảo, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)… Vậy nên với Nguyễn Văn Thương, người được tuyên dương anh hùng ở cấp bậc chuẩn úy, không ít bạn đọc rất muốn am tường cuộc đời ông. Báo SGGP điện tử xin giới thiệu sơ nét cuộc đời Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Thương.

Về nguyên tắc hoạt động tình báo, các cụm tình báo phải rất tách biệt nhau, tránh tiếp xúc nhau và các điệp báo viên không thể biết thủ trưởng các cụm tình báo khác cụm mình đang hoạt động. Tuy nhiên ở Nguyễn Văn Thương, ông được cấp trên tin cẩn đưa đi nhiều cụm tình báo và đến năm 1967 thì về làm mũi trưởng mũi giao thông Cụm tình báo A36. Nhiệm vụ chủ yếu của cụm là vận chuyển về căn cứ Trung ương Cục miền Nam (R) các thông tin do ông Ba Quốc (Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Đặng Trần Đức) lấy được.

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Thương và PV Báo SGGP điện tử.

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Thương và PV Báo SGGP điện tử.

Trong thời kỳ công tác ở cụm A36, Nguyễn Văn Thương sống với cái vỏ bọc mang tên “Đại úy Ngọc, đặc phái viên của CIA”. Thời điểm này, “đại úy Ngọc” có nhiều phen gặp hiểm nguy đến tính mạng do làn đạn từ cả hai chiến tuyến song nhờ mưu trí, ông vẫn vượt qua mọi tình huống.

"Đại úy Ngọc" năm 1968

"Đại úy Ngọc" năm 1968

Ngày 10-2-1969, Nguyễn Văn Thương bị bắt khi trên đường đi công tác. Nhưng ông vẫn kịp thời giấu tài liệu (của A36 chuyển tài liệu lên R do Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Ẩn khai thác) và chiến đấu đến hết đạn, hạ trên 20 lính Mỹ. Rủi thay, một tên chiêu hồi đã biết mặt Thương nên CIA quyết tâm khai thác lời khai của ông bằng mọi cách, kể cả dùng tiền, gái đẹp, chức vụ… Nếu như Nguyễn Văn Thương khai ra, cách mạng sẽ mất mát rất lớn, ấy là chưa kể đến các đồng chí khác như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Nguyễn Văn Tàu…cũng sẽ bị lộ vì Thương đã có mặt ở rất nhiều cụm tình báo chiến lược khác nhau.

Không khuất phục được Thương, bọn chúng ra lệnh cưa chân ông trong 6 lần làm chân phải cụt đến gối, chân trái của người tình báo cụt gần đến háng.

Không khuất phục được Thương, bọn chúng ra lệnh cưa chân ông trong 6 lần làm chân phải cụt đến gối, chân trái của người tình báo cụt gần đến háng.

Đến ngày 14-2-1973, giặc mới trao trả tù binh và sau đó Nguyễn Văn Thương được đưa đi an dưỡng ở miền Bắc.

Hạnh phúc bên trẻ thơ, trong hòa bình khi an dưỡng ở miền Bắc XHCN năm 1973

Hạnh phúc bên trẻ thơ, trong hòa bình khi an dưỡng ở miền Bắc XHCN năm 1973

Sau khi bình phục và ngay khi miền Nam được giải phóng, Nguyễn Văn Thương lại vào trận trên đôi chân giả! Đó là bắt trọn ổ gián điệp do CIA cài lại trên một hòn đảo nhỏ ở Cà Mau. Ông thường xuyên được các vị lãnh đạo động viên, thăm hỏi.

Nguyễn Văn Thương (trái) và người vợ Hai Em (giữa) mà anh cưới bí mật trong kháng chiến đang tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng về thăm

Nguyễn Văn Thương (trái) và người vợ Hai Em (giữa) mà anh cưới bí mật trong kháng chiến đang tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng về thăm

Năm 1978, chuẩn úy Nguyễn Văn Thương vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Nhưng nhiều bí mật về cuộc đời chiến đấu thầm lặng của ông, do nhiều lý do, vẫn chưa thể công bố.

Năm 1978, chuẩn úy Nguyễn Văn Thương vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Nhưng nhiều bí mật về cuộc đời chiến đấu thầm lặng của ông, do nhiều lý do, vẫn chưa thể công bố.

Cũng như nhận xét của Tổng cục II, rằng: “Vì tình báo là một công tác thầm lặng, cho nên bên cạnh nhiều đơn vị, cá nhân đã được vinh danh khen thưởng xứng đáng… thì vẫn có những hy sinh âm thầm và cả những day dứt, thậm chí bi kịch của đời riêng không thể chia sẻ…”.

Dương Minh Anh (giới thiệu)

Tin cùng chuyên mục