Ami và kỳ vọng “tất cả trong một”

Ami sẵn sàng đồng hành cùng UBND TPHCM xây dựng các kế hoạch tổng thể và triển khai kế hoạch theo giai đoạn thực hiện cùng các đối tác chiến lược cho từng lĩnh vực: chính quyền số, nông nghiệp, du lịch, giao thông, y tế, giáo dục, an ninh công cộng, quy hoạch đô thị… trên nền tảng Ami trong xây dựng đô thị thông minh. 
Công ty Ami giới thiệu nền tảng số cho khu đô thị thông minh. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Công ty Ami giới thiệu nền tảng số cho khu đô thị thông minh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Bước đi vững chắc

Trong thời gian gần đây, “Thành phố thông minh” đã trở thành mô hình mẫu của nhiều đô thị hiện đại và là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nói chung và TPHCM nói riêng.

Chính vì thế nhóm tác giả Lê Hoàng Nhật, Phạm Quốc Vinh, Nguyễn Trường Phước của Công ty cổ phần Công nghệ BMG Ami đã phát triển nền tảng số cho khu đô thị thông minh.

Theo ông Lê Hoàng Nhật, Giám đốc điều hành công ty, Ami đang phát triển nền tảng công nghệ cốt lõi, giá trị cho hệ sinh thái - khu đô thị thông minh phục vụ những công dân số (digital citizen) với một ứng dụng trên nền tảng di động được định danh duy nhất như hộ chiếu điện tử (digital passport) và một thẻ cứng tích hợp. Từ đó, có thể xác định danh tính của người dân, lưu trữ lịch sử hoạt động, giao dịch và tích hợp sử dụng dịch vụ, hệ thống thanh toán, check-in. Ami hướng đến cắt giảm thủ tục quản lý hành chính và xóa bỏ những giấy tờ không cần thiết.

Với những công nghệ đang xây dựng, Ami mở ra nhiều tiện ích, trong đó “hộ chiếu điện tử” là một ứng dụng phức hợp, lưu trữ hai khối dữ liệu chính là dữ liệu cá nhân và dữ liệu công cộng. Dữ liệu cá nhân bao gồm tất cả những thông tin cá nhân như định danh, bằng lái, học vấn, bằng cấp, sức khỏe, nơi ở, tài khoản ngân hàng. Những dữ liệu này là duy nhất và bảo mật nên sẽ được mã hóa trên nền tảng blockchain nhằm đảm bảo những dữ liệu tuyệt mật của công dân. Còn dữ liệu công cộng bao gồm tất cả thông tin dịch vụ mà một cư dân sử dụng, bao gồm những dịch vụ như ăn uống, chi tiêu, mua sắm, giải trí, di chuyển, du lịch, dịch vụ sức khỏe, giáo dục…

“Với một nền tảng siêu ứng dụng, người dân khi đăng nhập bằng các dữ liệu cá nhân sẽ được kết nối tức thì với các dịch vụ và tiện ích xung quanh, các giao dịch khi phát sinh đều được thực hiện trên cùng một nền tảng, một xã hội không tiền mặt. Chỉ với một thẻ cứng tích hợp, người dân có thể sử dụng khi ra vào căn hộ, tòa nhà, bãi gửi xe, thang máy... Ban quản lý các tòa nhà căn hộ và khu dân cư có thể liên hệ với cư dân, thực hiện mọi công tác quản lý, hay thực hiện giao dịch thanh toán trên cùng một nền tảng, hướng đến xã hội không giấy tờ”, ông Lê Hoàng Nhật cho biết thêm về những nền tảng mà Ami đang thực hiện. 

Sẵn sàng đồng hành cùng đô thị thông minh

Hiện Ami đã có những chuẩn bị cho mong muốn tham gia vào việc xây dựng đô thị thông minh tại TPHCM. Đầu tiên, thiết lập nền tảng hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung cho đô thị thông minh. Theo đó, hình thành trung tâm điều hành để tích hợp các dữ liệu lên nền tảng công nghệ hiện có; dữ liệu sẽ được lưu trữ hoàn toàn trên cloud (lưu trữ đám mây) với sự hỗ trợ từ đối tác Microsoft. Kế đó, triển khai đồng bộ các giải pháp trên khung nền tảng dùng chung, mở rộng, cải tiến theo hướng ngày càng thông minh hơn; tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Năm 2018, Ami đã vinh dự được bình chọn là một trong 10 công ty có tác động tích cực nhất cho xã hội Việt Nam ở giải thưởng danh giá Doanh nhân Cộng đồng Blue Ventures Award 2018. 

Ami còn hợp tác với Khu công nghệ phần mềm ITP (Đại học Quốc gia TPHCM) triển khai xây dựng nền tảng trường đại học thông minh cho khối Đại học Quốc gia TPHCM.

Nổi bật nhất, Ami được Chính phủ Hàn Quốc lựa chọn tham gia chương trình K-Startup Grand Challenge và được Chính phủ Hàn Quốc cấp phép thành lập Ami Korea, là bước đệm để mở rộng sang thị trường Đông Á.

Trong các hạng mục đề cử của giải thưởng ASEAN Rice Bowl Startup Awards (ARBSA) năm 2018, Ami được bình chọn là Doanh nghiệp Việt Nam phát triển các sản phẩm phần cứng IoT giá trị nhất và Doanh nghiệp mang đến mô hình vận hành tự động tốt nhất.

Ở đây ứng dụng công nghệ cốt lõi như camera thông minh (tích hợp AI) giúp điều phối giao thông thành phố. Hệ thống có thể báo về người dân hoặc cảnh sát giao thông nhận biết khi các tuyến đường tắc nghẽn hoặc có tai nạn. Ngoài ra, camera có thể tích hợp để check-in vào bãi đậu xe nhanh chóng và chính xác… Và giai đoạn thứ ba để Ami “vào” thành phố thông minh là giai đoạn đổi mới, sáng tạo trong cung cấp các dịch vụ cho thành phố. Đây là thời điểm dữ liệu có thể thúc đẩy nền kinh tế, truy xuất thông tin chính xác, toàn diện và theo thời gian thực, phù hợp với tầm nhìn đẩy mạnh chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng GDP thành phố… 

Đó là những điều đang làm và cũng là mong muốn của Ami khi bám sát từng bước so với tiến trình mà TPHCM đang xây dựng đô thị thông minh. Nhưng quá trình phát triển “Thành phố thông minh” không chỉ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến mà còn cần một hệ thống quản trị thông minh, đảm bảo mạng lưới tích hợp và tương thích giữa yếu tố công nghệ mới với những đặc thù của địa phương.

“Nhưng cần chú ý, xây dựng đô thị thông minh là lĩnh vực mới, cần nghiên cứu thận trọng, chặt chẽ, đồng thời cần có bước đi vững chắc, lộ trình cụ thể; đặc biệt cân đối nguồn lực, thứ tự ưu tiên đầu tư, không làm hình thức, chạy theo phong trào, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát huy hiệu quả cao nhất”, ông Lê Hoàng Nhật cho biết thêm như vậy.

Tin cùng chuyên mục