Sức sống đờn ca tài tử

Sức sống đờn ca tài tử

Lúc 19 giờ 30 tối nay 11-2, tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM, Bộ VH-TT-DL phối hợp cùng UBND TPHCM tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận đờn ca tài tử trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO trao cho Việt Nam. Đây là niềm vinh dự, niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và Nam bộ nói riêng.

Được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, đờn ca tài tử Nam bộ bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Kết duyên và bén rễ ở vùng đất phương Nam, đờn ca tài tử trở thành loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, là nghệ thuật của đờn và ca, là nghệ thuật của hàn lâm và bình dân do những người bình dân, thanh niên nam nữ Nam bộ hát ca sau những giờ lao động. Báo SGGP xin giới thiệu một số hình ảnh hoạt động đờn ca tài tử của TPHCM.

Danh cầm - NSND Thanh Hải đang đờn cho nhiều bạn trẻ tập ca tài tử. Ảnh: ĐỖ HẠNH

Danh cầm - NSND Thanh Hải đang đờn cho nhiều bạn trẻ tập ca tài tử. Ảnh: ĐỖ HẠNH

CLB đờn ca tài tử NVH Thanh niên TPHCM thường xuyên biểu diễn phục vụ công chúng ở Công viên Tao Đàn. Ảnh: DIỆU NGỌC

CLB đờn ca tài tử NVH Thanh niên TPHCM thường xuyên biểu diễn phục vụ công chúng ở Công viên Tao Đàn. Ảnh: DIỆU NGỌC

Tài năng trẻ tài tử Nguyễn Trương Thế Thanh (11 tuổi, CLB Đờn ca tài tử Trung tâm VH-TDTT huyện Bình Chánh). Ảnh: MINH AN

Tài năng trẻ tài tử Nguyễn Trương Thế Thanh (11 tuổi, CLB Đờn ca tài tử Trung tâm VH-TDTT huyện Bình Chánh). Ảnh: MINH AN

Đoàn nghệ sĩ PHCM trong một lần biểu diễn quảng bá đờn ca tài tử ở Trung Quốc. Ảnh: HUỲNH KHẢI

Đoàn nghệ sĩ PHCM trong một lần biểu diễn quảng bá đờn ca tài tử ở Trung Quốc. Ảnh: HUỲNH KHẢI

Các hãng truyền thông thế giới ghi hình nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam. Ảnh: MINH AN

Các hãng truyền thông thế giới ghi hình nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam. Ảnh: MINH AN

MINH AN - ĐỖ HẠNH

Tin cùng chuyên mục