Tiểu đoàn 307

Anh hùng từ nửa thế kỷ trước

LTS: Kỷ niệm 61 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (22-12-1944 - 22-12-2005), Tuần san SGGP Thứ Bảy phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cựu chiến binh-Cựu quân nhân TPHCM giới thiệu với bạn đọc những thành tựu, sự kiện, chân dung người lính qua nhiều thời kỳ.
Anh hùng từ nửa thế kỷ trước

LTS: Kỷ niệm 61 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (22-12-1944 - 22-12-2005), Tuần san SGGP Thứ Bảy phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cựu chiến binh-Cựu quân nhân TPHCM giới thiệu với bạn đọc những thành tựu, sự kiện, chân dung người lính qua nhiều thời kỳ.

Anh hùng từ nửa thế kỷ trước ảnh 1
Bia lưu niệm nơi xuất quân của Tiểu đoàn 307. Ảnh Hoàng Vũ

Tiểu đoàn 307 vang danh Nam bộ thành đồng vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVTND vào tháng 5-2005 vừa qua. Ngày 8-12-2005, trong lễ mừng công tổ chức tại Dinh Thống Nhất, bài hát “Tiểu đoàn 307” của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí, phổ thơ Nguyễn Bính, một lần nữa trầm hùng vang lên.
 
 Theo lịch sử quân sự QK9, ngày 1-5-1948, tại kênh Nguyễn Văn Tiếp trong chiến khu Đồng Tháp Mười, nông dân Nam bộ lần đầu tiên được thấy bộ đội cách mạng “người đông, súng nhiều hơn bao giờ hết”.

Đó chính là đơn vị chủ lực đầu tiên của Nam bộ. Anh hùng LLVTND, Trưởng Ban liên lạc truyền thống 307,

Đại tá Nguyễn Thành Út, đúc kết: “Đầu năm 1946, Pháp chiếm hầu hết đồng bằng Nam bộ nhưng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của các chi đội quân dân Tân An, Mỹ Tho, Long Châu Sa, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Gò Công nên co cụm và tổ chức lực lượng cơ động cấp tiểu đoàn nhằm ứng cứu các đồn bót bị ta tấn công. Yêu cầu bức xúc của chiến trường đòi hỏi LLVT ta phải tập trung lớn hơn mới đủ sức tiêu diệt địch, dù vũ khí còn thô sơ, người lính phần lớn là nông dân vừa bước ra từ ruộng đồng.

Ban Chỉ huy đầu tiên của 307 là các đồng chí Đỗ Huy Rừa, Nguyễn Văn Sĩ, Lê Hồng Long, về sau có bổ sung thêm Lã Duy Giong. Sau khi thành lập, đợt huấn luyện và ra quân đầu tiên của 307 diễn ra tại căn cứ Giồng Luông (Đại Điền, Bến Tre)… đánh dấu bước trưởng thành của LLVT khu 8, mở đầu những trận đánh đã đi vào thơ ca.
 
Có thể kể một vài trận trong hàng trăm trận đánh vang danh 307 khắp Nam bộ là Mộc Hóa, La Bang, chùa Ô Môi, Tân Hương, An Xuyên, Hộ Phòng… và trận giải phóng huyện An Biên (Bạc Liêu) phối hợp chiến trường Điện Biên Phủ. Những người con gan dạ của đất Nam bộ thành đồng đã ghi tên 307 vào lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân VN.
 
Sau Hiệp định Geneve năm 1954, hầu hết Tiểu đoàn 307 tập kết ra miền Bắc, chỉ một số được chọn ở lại miền Nam để bảo vệ Trung ương Cục. Một số khác được điều động sang nhiều đơn vị khác tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ. Kể từ đó, do khách quan lịch sử, phiên hiệu 307 không còn nữa nhưng tự trong lòng người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung, Tiểu đoàn 307 đã là một đơn vị anh hùng từ cách đây nửa thế kỷ! 

Dương Minh Anh

Tin cùng chuyên mục