Có lộ trình xử phạt xe không chính chủ

Chiều 30-8, Bộ GTVT, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc về quy định xử phạt đối với chủ phương tiện thực hiện hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đề nghị tổ soạn thảo cân nhắc đưa hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định vào Dự thảo trong trường hợp khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng lực lượng CSGT mới kiểm tra xem xe có sang tên, chuyển quyền sở hữu hay không để xử phạt. Mức phạt đối với hành vi này giữ nguyên theo Nghị định 34/2010, trong đó, xe máy từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng và ô tô từ 6 - 10 triệu đồng.

(SGGP).- Chiều 30-8, Bộ GTVT, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc về quy định xử phạt đối với chủ phương tiện thực hiện hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đề nghị tổ soạn thảo cân nhắc đưa hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định vào Dự thảo trong trường hợp khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng lực lượng CSGT mới kiểm tra xem xe có sang tên, chuyển quyền sở hữu hay không để xử phạt. Mức phạt đối với hành vi này giữ nguyên theo Nghị định 34/2010, trong đó, xe máy từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng và ô tô từ 6 - 10 triệu đồng.

Các bộ cũng xem xét lộ trình thực hiện quy định này, dự kiến đối với ô tô là 11-1-2015 còn xe máy là 1-1-2017. Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị, để dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 71 sớm được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, Bộ Công an cần sửa đổi một số điều của Thông tư số 12 và 36 về đăng ký xe cho phù hợp.

Trước đó, Bộ GTVT đã trình lên Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 71/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó nêu rõ có ý kiến khác nhau xung quanh việc xử phạt đối với chủ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Cụ thể, Bộ Công an đề nghị có xử phạt hành vi vi phạm không sang tên đổi chủ phương tiện nhưng Bộ GTVT lại chưa muốn đưa việc xử phạt hành vi này vào dự thảo do chưa phù hợp với thực tế nên tính khả thi không cao. Sau khi nhận được tờ trình, Văn phòng Chính phủ đã có công văn đề nghị các bộ ngành liên quan bàn bạc, thống nhất lại quan điểm về vấn đề này.

BÍCH QUYÊN

Tin cùng chuyên mục