APC – Một mô hình trường quốc tế tại Việt Nam

Trong quá trình hội nhập và phát triển, sự ra đời của các cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư trong nước hoạt động bài bản theo mô hình trường quốc tế là rất đáng được khuyến khích.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, sự ra đời của các cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư trong nước hoạt động bài bản theo mô hình trường quốc tế là rất đáng được khuyến khích.

GSVS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD – ĐT (thứ ba từ phải sang) đến thăm Trường APC

GSVS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD – ĐT (thứ ba từ phải sang) đến thăm Trường APC

Tính riêng TPHCM đã có hơn 1,2 triệu học sinh, điều này cho thấy nhu cầu học tập hiện nay là rất bức thiết. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của một số trường ngoài công lập với vốn đầu tư lớn; chủ động trong quản lý, điều hành, nhạy bén trong tiếp cận và áp dụng những mô hình giáo dục quốc tế tiên tiến đã phần nào đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Hệ thống Trường Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific College – APC) được thành lập vào tháng 9 năm 2006. Ngay từ đầu APC đã chủ trương chọn mô hình trường quốc tế song ngữ với 100% nhà đầu tư mang quốc tịch Việt Nam với nhiều tâm huyết. APC cũng xác định rõ mục đích đào tạo những thế hệ học sinh trẻ thành những công dân toàn cầu giỏi tiếng Anh và cả tiếng Việt.

Xuyên suốt quá trình hoạt động, APC luôn hướng đến 3 tiêu chí:

- Tính liên tục để đạt tới mục đích: Nhận học sinh từ Mẫu giáo tới hết Trung học phổ thông cơ sở, chuẩn hóa hệ thống được xây dựng theo chuẩn Quốc tế với sĩ số tối đa 25 học sinh/lớp.

- Mô hình nhà trường tiên tiến và khoa học: Giáo trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam dạy song song với chương trình quốc tế do 100% giáo viên bản ngữ đảm nhiệm. Học sinh được tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến thế giới, nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực bản thân, học tập và làm việc theo nhóm ngay từ khi còn nhỏ.

- Tính định hướng: Học sinh được trang bị đầy đủ hành trang kiến thức về Anh ngữ và kỹ năng để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Ngọ - Chủ tịch hệ thống APC chia sẻ: “Ở chương trình quốc tế, với giáo trình theo khung chuẩn giáo dục của Úc, Hoa Kỳ, chúng tôi cam kết sau mỗi bậc học ở APC, học sinh của trường có thể học chuyển tiếp ở các nước có nền giáo dục tiên tiến mà không gặp bất cứ trở ngại nào về khả năng hòa nhập. Đơn cử, giờ học tại APC bằng số giờ của học sinh tại Úc. Phương pháp Active Learning sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện các khả năng: tư duy sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm; hình thành thói quen hoạt động thể chất; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng sống; có năng lực học tập độc lập, bền bỉ, tự tin và năng động; phát triển năng khiếu nghệ thuật, công tác xã hội…”.

Về cơ sở vật chất, hệ thống Trường APC được xây mới và hiện đại với trang thiết bị dạy công nghệ cao. Học sinh được tiếp cận thường xuyên với nguồn tài liệu học tập của các trường nước ngoài có quan hệ hợp tác với APC. Ngoài ra, khi học sinh có nhu cầu chuyển sang nước ngoài học tập, nhà trường hỗ trợ toàn bộ các thủ tục liên quan. APC còn thực hiện song hành và tuân thủ chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Điều đáng nói là với sĩ số ít và phương pháp giảng dạy mới, học sinh vừa được bảo đảm lượng kiến thức, vừa không bị quá tải.

Trong chuyến thăm APC của đoàn cựu giáo chức đi B (gồm các nhà giáo miền Bắc trước năm 1975 được Đảng và Nhà nước điều động chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến), Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết: “APC là một mô hình trường Quốc tế song ngữ có chất lượng cao và là mô hình trường học mà tôi từng mong ước khi còn là bộ trưởng. APC hãy nhân rộng mô hình này ra nhiều tỉnh thành trên cả nước để ngày càng có nhiều học sinh được tiếp cận với môi trường giáo dục tiên tiến…”

Tích cực nhân rộng những điển hình tiên tiến

“Như đã phân tích ở phần nhận diện nhà trường tiên tiến thời hội nhập, đổi mới là một quá trình, người đi trước, người đi sau, tất yếu ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương phải chấp nhận thực tế ấy về tính không đồng đều của nó. Đây cũng là thuận lợi để chúng ta có thể giới thiệu được những mô hình cụ thể về nhà trường tiên tiến thời hội nhập của Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong thực tế chưa có mô hình tiền lệ…

Những yếu tố đi đầu là rất quý, những người chịu dấn thân cho sự nghiệp đổi mới của nhà trường là rất đáng trân trọng, họ sẽ gặp vô vàn khó khăn trong bối cảnh hiện nay khi mà những thực tế đổi mới chưa thật sự hoàn chỉnh, còn non trẻ; còn những thực tế chậm đổi mới và có quá nhiều cơ sở để tồn tại mang tính hệ thống, nền nếp, thói quen lâu đời.”

Trích ý kiến của TS Huỳnh Công Minh – nguyên GĐ sở GD & ĐT TP HCM trong tuyển tập “GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM HỘI NHẬP CÁC NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN” - Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Anh Trinh – Bảo Kim

Tin cùng chuyên mục