Xin cho biết về vị trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Hỏi:

Hỏi: Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi xé bức trướng thêu chim sẻ đậu trên cành trúc trong dinh Tể tướng Trung Quốc là giai thoại hay chuyện thực? Đề nghị Tuần san SGGP Thứ Bảy cho biết thêm về vị trạng nguyên danh tiếng này.
Phan Đình Nhất Huy (Quận Lê Chân, Hải Phòng)

Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) tự là Tiết Phụ, quê ở Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đỗ Trạng nguyên trong kỳ thi Thái học sinh năm Giáp Thìn (Trung Quốc). Thấy ông hình vóc nhỏ bé, dung mạo xấu xí (hầu tướng), triều thần Trung Hoa tiếp sứ tỏ vẻ khinh thường ông. Một hôm, viên tể tướng cho mời ông vào dinh.

Trong lúc đàm đạo, ông thấy có một bức trướng mỏng thêu một con chim sẻ vàng đậu trên cành trúc rất sinh động. Ông liền muốn nhân dịp này dạy cho họ một bài học để bỏ thói khinh người. Vờ tưởng là chim sẻ thực, ông vội chạy đến bắt. Cử tọa có mặt đều cười ồ, cho rằng ông là người quê mùa.

Thật bất ngờ, ông kéo bức trướng xuống và xé đi. Trước sự ngạc nhiên của chủ nhân, ông đĩnh đạc giải thích: “Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ chứ chưa thấy ai vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Trúc là bậc quân tử, sẻ là kẻ tiểu nhân. Thêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân”. Mọi người nghe thế đều tâm phục.

Câu chuyện này được ghi trong chính sử (Đại Việt sử ký toàn thư) chứ không phải là giai thoại.
Tương truyền, vua Vũ Tông phong cho ông là Lưỡng quốc trạng nguyên.

Tin cùng chuyên mục