Bánh Trung thu làm từ gạo lứt đen: Món quà sức khỏe

Đầu bếp Trần Ngọc Nghĩa (Á quân cuộc thi Chiếc thìa vàng năm 2013) vừa chia sẻ: Theo đề nghị của Công ty ADC về việc tạo công thức bánh Trung thu tốt cho sức khỏe từ loại gạo dược liệu - gạo lứt đen Trường Thọ, chị đã bắt tay thực hiện thành công. 
Bánh Trung thu làm từ gạo lứt đen: Món quà sức khỏe

Sau khoảng 3-4 lần thay đổi công thức, từ dùng bột gạo sống đến bột gạo đã qua nhiều công đoạn nấu/hấp chín, rang/sấy… cùng hàng chục mẻ bánh khác nhau, đầu bếp Trần Ngọc Nghĩa đã có được công thức tốt nhất để tạo ra loại bánh Trung thu từ gạo lứt đen. Không chỉ tốt cho sức khỏe, bánh Trung thu gạo lứt đen còn đặc biệt hấp dẫn bởi độ mịn, mềm, độ sánh dẻo - dai và hương vị đặc trưng, quyến rũ.

Gạo lứt đen Trường Thọ ADC vốn có nguồn gốc từ giống lúa cẩm Cai Lậy, được Công ty TNHH ADC trồng độc quyền theo tiêu chuẩn Global GAP. Gạo lứt đen Trường Thọ chứa hàm lượng cao chất anthocyanin, lên đến 150mg/kg. So sánh với việt quất - loại quả được phương Tây mệnh danh là liều thuốc chống oxy hóa nhờ chứa nhiều anthocyanin - thì với cùng một trọng lượng, anthocyanin chứa trong gạo lứt đen cao gấp 2-3 lần quả việt quất. Anthocyanin là hợp chất sinh học quý có khả năng chống oxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu, ngừa bệnh tiểu đường type 2 và ngăn ngừa ung thư (do anthocyanin giúp ngăn ngừa sự phá hủy DNA - một yếu tố dẫn đến ung thư)…

Bên cạnh đó, ADC còn cung cấp thêm khoai lang mật và chanh dây để đầu bếp Trần Ngọc Nghĩa sáng tạo công thức làm bánh Trung thu từ 2 loại nguyên liệu này. Đây là 2 loại nông sản được trồng theo phương pháp hữu cơ tại vùng nguyên liệu của ADC tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Đây là bánh Trung thu tươi, hạn chế đường, hương vị và màu sắc hoàn toàn tự nhiên vốn có của nguyên liệu; không sử dụng các chất hóa học bảo quản, tạo màu, tạo vị nên không giữ được lâu. Nên dùng bánh trong khoảng 7 ngày, nếu bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong khoảng 15 ngày.

Tin cùng chuyên mục