Báo Mỹ: “Xu hướng đầu tư báo hiệu tương lai tốt đẹp cho kinh tế Việt Nam”

(SGGPO).- Mạng tin tình báo kinh tế “Stratfor” của Mỹ vừa có bài viết về tình hình đầu tư ở Việt Nam, trong đó nhận định những xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gần đây có thể là dấu hiệu tốt cho Việt Nam khi Chính phủ nước này đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại từ năm 2009.
Báo Mỹ: “Xu hướng đầu tư báo hiệu tương lai tốt đẹp cho kinh tế Việt Nam”

(SGGPO).- Mạng tin tình báo kinh tế “Stratfor” của Mỹ vừa có bài viết về tình hình đầu tư ở Việt Nam, trong đó nhận định những xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gần đây có thể là dấu hiệu tốt cho Việt Nam khi Chính phủ nước này đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại từ năm 2009.

Thực tế, từ đầu năm nay, FDI vào Việt Nam đã phục hồi đáng kể và chảy vào những khu vực mà trước đây không nhận được nhiều quan tâm của giới đầu tư. Sự đa dạng về FDI có thể giúp Việt Nam duy trì vị thế nền kinh tế mới nổi hấp dẫn trong khu vực có tính cạnh tranh ngày càng cao hiện nay. Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu hút được 11,9 tỷ USD đầu tư nước ngoài, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo Mỹ: “Xu hướng đầu tư báo hiệu tương lai tốt đẹp cho kinh tế Việt Nam” ảnh 1

Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu hút được 11,9 tỷ USD đầu tư nước ngoài, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. (Trong ảnh sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Nidec (Nhật Bản) trong Khu công nghệ cao TPHCM). Ảnh: Cao Thăng

Đáng chú ý, ngoài những tỉnh có truyền thống thu hút vốn đầu tư lớn như Bình Dương, Đồng Nai, khu vực đồng bằng Bắc bộ đang nổi lên là điểm thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư. Và lần đầu tiên trong nhiều năm, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm lắp ráp, chế tạo như điện thoại di động, thiết bị điện tử đã vượt các mặt hàng xuất khẩu thô như khoáng sản, dầu thô.

Có một thực tế là làn sóng FDI gần đây đang đổ vào các điểm đầu tư mới như Thái Nguyên, Thanh Hóa... giúp Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu kinh tế của mình. Việc nguồn vốn đầu tư đổ vào khu vực chế tạo cũng giúp Việt Nam xuất khẩu được nhiều mặt hàng hơn thay vì chỉ có các sản phẩm thô như trước đây. Nhưng khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, lao động thiếu tay nghề và thiếu ngành công nghiệp phụ trợ sẽ cản trở việc thu hút thêm vốn đầu tư. Những khó khăn này cùng với khả năng duy trì ổn định tài chính dài hạn sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam.

Dù vậy, Stratfor cho rằng với lực lượng lao động còn khá dồi dào, chi phí thấp, vị trí chiến lược và quyết tâm đổi mới của chính phủ nhằm cải cách cơ cấu kinh tế, Việt Nam có thể duy trì được vị thế thu hút đầu tư nổi trội trong khu vực.

   Hạnh Xuân

Tin cùng chuyên mục