Bảo tồn rùa biển ở Cù Lao Chàm: Hành trình gian nan, kết quả mĩ mãn

Ngày 9-9, 66 cá thể rùa biển được ấp nở thành công tại Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam). Đây là 1 trong 5 ổ trứng đầu tiên với 66 quả đã nở đầy đủ 66 cá thể dù phải di chuyển hơn một ngàn cây số bằng cả đường thuỷ, đường không, đường bộ từ Côn Đảo về tới Cù Lao Chàm.
Rùa biển vừa nở được thả vào sáng 9-9 tại Cù Lao Chàm
Rùa biển vừa nở được thả vào sáng 9-9 tại Cù Lao Chàm

Ngày 9-9, 66 cá thể rùa biển được ấp nở thành công tại Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam). Đây là 1 trong 5 ổ trứng đầu tiên với 66 quả đã nở đầy đủ 66 cá thể dù phải di chuyển hơn một ngàn cây số bằng cả đường thuỷ, đường không, đường bộ từ Côn Đảo về tới Cù Lao Chàm. Khui ổ đầu tiên, với tỉ lệ nở 100% đã minh chứng tính khả thi của bảo tồn chuyển vị rùa biển ở cự ly xa. 

Rùa biển vừa được ấp nở về với biển tại Cù Lao Chàm
Cuối năm 2015, đầu năm 2016, sau khi Thành phố có chủ trương thống nhất, Ban quản lý Khu sinh quyển và Ban quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm bắt tay xây dựng kế hoạch bảo tồn rùa biển tại đảo Cù Lao Chàm.
Từ sự hỗ trợ của tổ chức IUCN và Vườn quốc gia Côn Đảo, Hội An đã tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về hoạt động bảo tồn rùa biển tại hòn Bảy Cạnh - Vườn quốc gia Côn Đảo. Từ đó, Ban quản lý Bảo tồn biển xúc tiến xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và được UBND tỉnh Quảng Nam, Sở KHCN phê duyệt.
Nội dung đề tài tập trung thực hiện lần lượt theo 2 phương thức là bảo tồn chuyển vị (vận chuyển trứng rùa từ nơi khác về ấp nở tại Cù Lao Chàm) và lâu dài sẽ là bảo tồn nguyên vị (tạo sinh cảnh, không gian thuận lợi để rùa biển lên bãi đẻ trứng tại Cù Lao Chàm).
Bảo tồn rùa biển ở Cù Lao Chàm: Hành trình gian nan, kết quả mĩ mãn ảnh 2 Rùa biển vừa được ấp nở tại Cù Lao Chàm
Đầu năm 2017, Hội An xúc tiến lập thủ tục và được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Vườn quốc gia Côn Đảo cho phép vận chuyển trứng rùa biển do Vườn Quốc gia Côn Đảo tặng về ấp thử nghiệm tại bãi Ruộng - Cù Lao Chàm. 

Cuối tháng 8-2017, Ban quản lý Khu sinh quyển và Ban quản lý bảo tồn biển đã thực hiện vận chuyển đợt đầu tiên với số lượng 450 trứng đã được ấp tại Côn Đảo khoảng 40 ngày. Lo lắng nhất của anh em thực hiện là khâu vận chuyển các thùng trứng từ Côn Đảo về đến Hội An với quảng đường quá xa, hơn cả ngàn cây số.

Giải pháp được đưa ra là thử nghiệm cả 2 cách vận chuyển: nhóm 1 từ Côn Đảo lên tàu cao tốc về Vũng Tàu rồi dùng xe ô tô vận chuyển về Hội An; nhóm 2 đi bằng máy bay từ Côn Đảo về Sài Gòn và từ Sài Gòn về Hội An bằng đường hàng không, để từ đó rút kinh nghiệm cho những đợt chuyển trứng tiếp theo.

Một ổ ấp rùa biển tại Cù Lao Chàm
Sau khi trứng rùa về đến Cù Lao Chàm, được đưa vào khu ấp trứng trên bãi Ruộng (đã được chuẩn bị từ trước) và Ban quản lý Bảo tồn biển phân anh em thay phiên nhau trực 24/24h tại đây.
Quá trình vận chuyển, quá trình ấp trứng được theo dõi, ghi chép kỹ lưỡng, việc đo nhiệt độ trong lòng ổ ấp trứng và nhiệt độ bên trên được thực hiện thường xuyên để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm tương thích với vùng Côn Đảo.

Khi thực hiện thử nghiệm này, kỳ vọng của anh em chỉ mong tỷ lệ thành công trên 50% là đã rất mừng. Song, thật là kỳ diệu, sau khoảng hơn 10 ngày, ổ ấp 66 trứng rùa đầu tiên đã nở vào ngày hôm qua 8-9 với tỷ lệ đạt tuyệt đối 100% và các chú rùa con đã được thả về biển vào sáng nay 9-9. Các ổ trứng còn lại rùa cũng đã bắt đầu nở, dự kiến sẽ thả rùa vào chiều mai, 10-9. 

Vạn sự khởi đầu nan kỳ vọng suông sẻ. Công sức của anh chị em Ban quản lý Khu sinh quyển và Khu Bảo tồn biển trong việc này là rất lớn. 

Nhìn những bạn rùa chưa tròn một ngày tuổi được đưa lên khỏi tổ đặt lên bờ cát, cả 66 con lắng nghe tiếng sóng và đồng loạt bò về phía mép nước mới thấy sự vĩ đại của tự nhiên, của tạo hoá lớn đến mức nào.

Mơ ước của anh em khi làm việc này sẽ tạo đà thuận lợi cho việc khoanh vùng bảo vệ, hình thành một khu vực trên đảo Chàm cả trên bờ lẫn dưới nước để cho các bạn rùa biển vốn sinh ra ở Cù Lao Chàm nay đã trưởng thành có thể quay về "nơi chôn nhau cắt rốn" một cách thuận lợi để hoàn sự mệnh duy trì nói giống của giống loài mình.

Nếu thành công như vậy, sự đa dạng sinh học, sự bền vững của hệ sinh thái rặn san hô trong vùng bảo tồn biển sẽ tốt hơn; đồng thời, sẽ tạo ra được một sản phẩm du lịch mới có giá trị cao cả về văn hoá và kinh tế cho Cù Lao Chàm nói riêng, Hội An nói chung trong tương lai không xa.

Tin cùng chuyên mục