Bộ Tư lệnh TPHCM trưởng thành trong gian khó

Hôm nay, 28-1-2011, Bộ Chỉ huy Quân sự TPHCM tổ chức lễ công bố quyết định đổi tên Bộ Chỉ huy Quân sự TPHCM thành Bộ Tư lệnh TPHCM. Trải qua hơn 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Lực lượng vũ trang (LLVT) TPHCM không ngừng lớn mạnh. Từ trong gian khó với vũ khí thô sơ, đến nay LLVT TPHCM đã và đang tiến lên chính quy, hiện đại đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ TPHCM và Tổ quốc.
Bộ Tư lệnh TPHCM trưởng thành trong gian khó

Hôm nay, 28-1-2011, Bộ Chỉ huy Quân sự TPHCM tổ chức lễ công bố quyết định đổi tên Bộ Chỉ huy Quân sự TPHCM thành Bộ Tư lệnh TPHCM. Trải qua hơn 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Lực lượng vũ trang (LLVT) TPHCM không ngừng lớn mạnh. Từ trong gian khó với vũ khí thô sơ, đến nay LLVT TPHCM đã và đang tiến lên chính quy, hiện đại đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ TPHCM và Tổ quốc.

Từ chiến sĩ xung phong

Ngày 4-9-1945 là một sự kiện quan trọng, mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời của LLVT Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Đó là ngày đoàn trưởng các lực lượng xung phong công đoàn họp tại trụ sở Tổng Công đoàn Nam bộ (số 72 đường Lagrandière, nay là đường Lý Tự Trọng), lập bàn thờ Tổ quốc tuyên thệ: “Là chiến sĩ xung phong công đoàn, xin thề trước bàn thờ Tổ quốc cùng anh em lao động, không nản chí trước khó khăn, không lùi bước trước nguy hiểm để cùng đồng bào bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn non sông”.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Phan Trung Kiên và Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chúc mừng chiến sĩ mới. Ảnh: HỮU MẠO
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Phan Trung Kiên và Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chúc mừng chiến sĩ mới. Ảnh: HỮU MẠO

Khi mới thành lập, LLVT Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trang bị chủ yếu là vũ khí thô sơ, tự tạo đã chiến đấu chống lại đội quân viễn chinh Pháp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Hành chánh Nam bộ, LLVT làm nòng cốt cho đồng bào, chống trả quyết liệt quân thù. Quá trình vừa chiến đấu, vừa xây dựng và phát triển, LLVT TP đã tăng cường, củng cố, từng bước nâng dần khả năng chiến đấu và sự thống nhất về tổ chức. Đến năm 1948, LLVT đã hình thành 3 tiểu đoàn: Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự, Ký Con. Sau đó, hàng loạt trung đoàn, tiểu đoàn chiến đấu dũng cảm, lập nhiều thành tích, góp phần chia lửa trên chiến trường cả nước, đưa đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT TP tiếp tục phát triển, trưởng thành vượt bậc, chiến đấu anh dũng và lập nhiều thành tích, chiến công hiển hách. Hoạt động ngay giữa hang ổ, trung tâm đầu não của Mỹ - ngụy, trong bước phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 2-1961, Xứ ủy Nam bộ thống nhất tất cả LLVT cách mạng ở miền Nam thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 5-1961, Bộ Tổng tham mưu công bố quyết định thành lập Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Trong khí thế mới, cán bộ chiến sĩ LLVT Quân khu Sài Gòn – Gia Định mưu trí, dũng cảm, sáng tạo đánh địch, từng bước làm suy sụp ý chí xâm lược, góp phần đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Một trong các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân khu Sài Gòn – Gia Định là lực lượng biệt động.

Với nghệ thuật và cách đánh độc đáo, có một không hai… lực lượng biệt động đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận, trong đó có nhiều trận đánh vang dội làm chấn động dư luận như Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy… Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, LLVT TP phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ lực hình thành 5 mũi tiến công đánh chiếm các mục tiêu mở đường, dẫn đường cho các binh đoàn chủ lực tiến công giải phóng Sài Gòn; hỗ trợ mạnh mẽ nhân dân nổi dậy, góp phần tích cực vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

Đến anh bộ đội Cụ Hồ

Sau ngày 30-4-1975, LLVT TP bước sang giai đoạn cách mạng mới. Ngày 2-6-1975, Bộ Tư lệnh miền họp và ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh TP Sài Gòn – Gia Định tham gia thực hiện nhiệm vụ quân quản TP, duy trì trật tự an ninh, từng bước ổn định đời sống nhân dân, trấn áp tội phạm, các thế lực phản động. Ngày 2-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kỳ thứ nhất quyết định đặt tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô và thành phố Sài Gòn – Gia Định được mang tên TPHCM. Theo đó, Bộ Tư lệnh thành phố Sài Gòn – Gia Định cũng mang tên Bộ Tư lệnh TPHCM. Đến ngày 5-5-1978, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định kiện toàn Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Theo quyết định trên, Bộ Tư lệnh TPHCM được đổi tên thành Bộ Chỉ huy Quân sự TPHCM. 

Tính đến nay, LLVT TPHCM có 103 đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân; 3 Huân chương Thành đồng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 19 Huân chương Quân công giải phóng, 24 Huân chương Quân công, 750 Huân chương Chiến công giải phóng, 583 Huân chương Chiến công, 5 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 104 cá nhân được phong tặng Anh hùng LLVT nhân dân.

Trong thời kỳ đầu mới giải phóng, LLVT TPHCM thực hiện nhiệm vụ bảo vệ TP, trấn áp bọn tội phạm và các thế lực phản động. Đồng thời, LLVT TPHCM đã ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom, mìn, bảo đảm an toàn cho 2.286ha đất sản xuất nông nghiệp để đồng bào trở về quê cũ làm ăn sinh sống, xây dựng quê hương; cứu trợ đồng bào bị thiếu đói, vận động gần 6.000 gia đình hồi hương và đi xây dựng vùng kinh tế mới; tham gia xây dựng nông trường cầu An Hạ, khai hoang được gần 1.800ha đất nông nghiệp, tham gia xây dựng tuyến đường Nhà Bè - Duyên Hải…

Trong lúc đất nước đang tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, tại biên giới Tây Nam của Tổ quốc, bọn  phản động Pôn Pốt, Iêng xa ri ở Campuchia, kích động hận thù dân tộc, phát động cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới nước ta. Chúng gây ra nhiều tội ác dã man đối với nhân dân ta dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia. Chấp hành chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của quân đội, LLVT TPHCM lại lên đường. Ngày 4-10-1978, Trung đoàn Gia Định đã có mặt tại biên giới trên địa phận tỉnh Tây Ninh cùng các đơn vị bạn chiến đấu bảo vệ biên cương và làm nghĩa vụ quốc tế

ĐOÀN HIỆP

Tin cùng chuyên mục