Giật lùi!

Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV 2011 diễn ra sôi động tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) suốt tuần qua. Ở đó, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam luôn là tâm điểm của người hâm mộ, và cái tên đội tuyển luôn kéo khán giả đến chật kín nhà thi đấu. Nhưng…
Giật lùi!

Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV 2011 diễn ra sôi động tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) suốt tuần qua. Ở đó, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam luôn là tâm điểm của người hâm mộ, và cái tên đội tuyển luôn kéo khán giả đến chật kín nhà thi đấu. Nhưng…

Thời gian gần đây, môn bóng chuyền đã có những ức hút đáng kể với các nhà tài trợ, dẫn đến rất nhiều giải đấu được tổ chức rầm rộ khi được các đơn vị kinh tế “chống lưng”. Nói đâu xa như năm 2010 vừa qua, có đến gần 20 giải đấu lớn nhỏ được tổ chức khiến các đội bóng đánh đến… ná thở, và dư luận phải lên tiếng về việc “loạn” giải đấu.

Hàng chắn Nhật Bản vất vả cản phá pha đập bóng của Kim Đính (11- Bình Điền, Long An). Ảnh: C.M.

Hàng chắn Nhật Bản vất vả cản phá pha đập bóng của Kim Đính (11- Bình Điền, Long An). Ảnh: C.M.

Tuy nhiên, đấy cũng là một tín hiệu tích cực, khi bóng chuyền đã có những sự quan tâm lớn từ dư luận xã hội. Chỉ có điều dù được quan tâm và có nhiều giải đấu như thế, nhưng thành tích và lối chơi của những đội tuyển bóng chuyền Việt Nam thời gian qua lại là một nỗi lo.

Cách đây 4 năm tại SEA Games 24-2007, đội tuyển bóng chuyền nữ đặt mục tiêu đoạt HCV của khu vực và đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ chính là Thái Lan. Tuy nhiên, mục tiêu ấy đến nay vẫn chỉ là cái đích phấn đấu, khi bóng chuyền nữ của chúng ta vẫn chưa một lần leo lên vị trí cao nhất khu vực Đông Nam Á, và ngày càng bị người Thái bỏ xa trên đấu trường quốc tế.

Nhìn vào đội tuyển Việt Nam tại giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV mới đây sẽ thấy hầu như đội hình vẫn chỉ trông mong vào những gương mặt kỳ cựu như Phạm Kim Huệ, Hà Thị Hoa, Phạm Thị Yến, Nguyễn Thị Ngọc Hoa… dù tuổi tác và chấn thương đang đè nặng trên đôi vai của họ.

Nhưng không trông mong cũng chẳng được, bởi những gương mặt trẻ vẫn chưa đủ tầm để thế vai, trong lúc đội tuyển trẻ lại không được tạo nhiều cơ hội cọ xát ở các giải đấu quốc tế, dẫn đến lực lượng trẻ đã thiếu lại thêm yếu. Đó là chưa nói đến chuyện trong nội bộ đội tuyển nữ đang tồn tại khá nhiều vấn đề, nhất là sự kèn cựa theo kiểu “so chị, đọ em” khiến nội tình càng thêm rối.

Trong lúc đó, nhiều nhà chuyên môn Việt Nam nhìn vào đội tuyển trẻ Thái Lan tại VTV Cup mà lo. Bởi chỉ là đội bóng trẻ, nhưng việc được cọ xát nhiều ở các giải đấu quốc tế khiến lối chơi của các cô gái trẻ Thái Lan rất già dặn và đầy bản lĩnh. Đội trẻ đã thế thì đội tuyển của họ sẽ ra sao nhỉ? Hỏi âu cũng là trả lời, và như thế lại càng là nỗi lo cho đội bóng chuyền nữ Việt Nam ở SEA Games 26 diễn ra vào cuối năm.

Đội tuyển nữ đã thế, đội nam lại càng là một vấn đề. SEA Games 24 năm 2007 tại Korat (Thái Lan), đội tuyển nam của Việt Nam ngỡ đã chạm tay vào chiếc HCV của đại hội năm ấy khi xuất sắc vượt qua đội tuyển chủ nhà ở trận bán kết, nhưng vào chung kết gặp đội tuyển Indonesia, áp lực tâm lý đã khiến các chàng trai Việt chơi kém hẳn, nên đành ngậm ngùi nhận chiếc HCB.

Tuy nhiên, đó vẫn là một thành tích xuất sắc ngoài dự đoán của giới chuyên môn. Cứ ngỡ thành tích ấy sẽ là cái đà thúc đẩy sự phát triển của đội tuyển bóng chuyền nam, nhưng không, bởi 2 năm sau ở SEA Games 25, bóng chuyền nam của Việt Nam lại trở về với vị trí bèo bọt ban đầu.

Có rất nhiều lý giải cho vấn đề này: Người thì bảo rằng đội tuyển nam có quá ít các cơ hội thi đấu cọ xát nên thành tích không cao. Kẻ lại bảo đội tuyển nam cứ như một đội quân ô hợp, khi việc tuyển chọn lực lượng luôn có nhiều vấn đề và tùy vào sự “ngẫu hứng” của một vài nhân vật có thế lực ở bộ môn và liên đoàn, trong lúc người huấn luyện và chịu trách nhiệm trực tiếp là BHL lại chẳng được quyền quyết định hay ý kiến gì, nó khác hẳn với bên bóng đá khi BHL mới chính là người tuyển chọn trực tiếp lực lượng cho đội tuyển.

Tuy nhiên ở vấn đề này cũng cần phải nói thêm, việc BHL đội tuyển toàn người Việt thường dẫn đến chuyện “quân anh, quân tôi”, khiến người có phong độ chẳng cao nhưng luôn có tên trong danh sách triệu tập, trong khi người ổn hơn lại mỏi mòn chờ cơ hội.

Chẳng nói đâu xa, trong đợt tập trung vừa qua, nội bộ đội tuyển nam đang tiềm ẩn rất nhiều sóng ngầm, và việc chuyên gia người Brazil ra đi và ông Nguyễn Mạnh Hùng vào thế chỗ ở vị trí HLV trưởng cũng không ngoài những vấn đề ấy. Bởi thế, cứ nói đến đội tuyển bóng chuyền nam là nhiều nhà chuyên môn lại lắc đầu ngao ngán…

SONG NGƯ

Tin cùng chuyên mục