Góp ý chỉnh sửa Luật Giáo dục

Bớt thi, giảm tải, đổi mới tư duy giáo dục

“Chúng ta tập trung đóng góp ý kiến cho sửa đổi Luật Giáo dục và qua đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục…”. Mở đầu buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM với Sở GD–ĐT TPHCM tổ chức vào sáng ngày 23–9, bà Phạm Phương Thảo, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, đã kêu gọi các đại biểu hiến kế xây dựng và hoàn thiện Luật Giáo dục. Bởi luật càng cụ thể hóa, càng đi vào đời sống thì càng tạo điều kiện nâng cao dân trí, công tác giáo dục, đào tạo đạt hiệu quả cao hơn.
Bớt thi, giảm tải, đổi mới tư duy giáo dục

“Chúng ta tập trung đóng góp ý kiến cho sửa đổi Luật Giáo dục và qua đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục…”. Mở đầu buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM với Sở GD–ĐT TPHCM tổ chức vào sáng ngày 23–9, bà Phạm Phương Thảo, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, đã kêu gọi các đại biểu hiến kế xây dựng và hoàn thiện Luật Giáo dục. Bởi luật càng cụ thể hóa, càng đi vào đời sống thì càng tạo điều kiện nâng cao dân trí, công tác giáo dục, đào tạo đạt hiệu quả cao hơn.

  • Quá nhiều nghịch lý!

Hầu hết các đại biểu cho rằng chính cách thi cử hiện nay đã làm bùng phát tình trạng dạy thêm - học thêm tràn lan. Học sinh (HS) muốn vào trường tốt phải đi học thêm. Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Song Đức thừa nhận: Hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan trong giáo dục chậm được giải quyết, tuy nhiên đây là nhu cầu không thể cấm, GV phải dạy thêm để bù đắp sự thiếu hụt về đời sống của mình.

Bớt thi, giảm tải, đổi mới tư duy giáo dục ảnh 1
Trường THPT BC Lương Thế Vinh, quận 1 được xây dựng theo chuẩn quốc gia với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng. Ảnh: MAI HẢI

Mặt khác, lý do để bùng phát dạy thêm - học thêm còn do chương trình mới rất nặng. Nhiều đại biểu khác cho rằng: “Chương trình mình cao quá, chỉ cần giảm tải sẽ hạn chế và xóa được nạn dạy thêm - học thêm”. Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, ông Nguyễn Bác Dụng, kể: Mỗi lần họp PHHS là chúng tôi đều kêu gọi, năn nỉ đừng cho con em đi học thêm vì ảnh hưởng sức khỏe các em, “lắm thầy, nhiều chương trình, phương pháp, các em sẽ loạn mất”, học thêm chỉ cần để bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém.

Chương trình quá tải nhưng điều kiện được lên lớp xem ra quá dễ dãi. Ông Trần Thanh Huấn, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương nêu những bất hợp lý: “Chúng ta có thang điểm 10 nhưng mỗi môn chỉ cần HS đạt 3,5 điểm là được lên lớp”. Ông đề nghị “muốn lên lớp, HS phải được 5 điểm trở lên, như thế mới tránh tâm lý ỷ lại, mới kích thích được sự phấn đấu của HS”.

Mặc dù chất lượng giáo dục thành phố có nâng lên nhưng theo bà Phạm Phương Thảo, “nghịch lý trong giáo dục hiện nay là giảng dạy thiên về lý thuyết, ít coi trọng sáng tạo, nặng nhồi nhét, xem trọng thi cử, nhất là tuyển sinh đầu vào, cơ sở vật chất đáp ứng chưa tốt… dù đã tăng gấp đôi số lượng trường lớp”.

  • Yếu kém vì chậm đổi mới tư duy

Báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM về tình hình giáo dục của thành phố, Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Song Đức cho biết: Sau 6 năm thực thi Luật Giáo dục, giáo dục thành phố đã đạt được kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển về sau.

Tuy nhiên, ông Đức cũng nhìn nhận “giáo dục thành phố đã bộc lộ một số yếu kém, nhược điểm cần khắc phục triệt để”. Thu nhập của GV tiểu học, nhất là GV ngoại thành và GV dạy 1 buổi/ngày bình quân chỉ 500.000 - 600.000 đồng/tháng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm - học thêm. Tình trạng dạy bài mẫu, áp đặt rập khuôn, nhồi nhét kiến thức quá tải, ít quan tâm đến giáo dục nhân cách, phát triển năng khiếu và chăm sóc sức khỏe HS … tuy đã được khắc phục nhiều nhưng chưa thật sự triệt để. Nếu tính về tỉ lệ đậu tốt nghiệp hàng năm thì chất lượng HS thành phố thấp hơn bình quân cả nước và số HS giỏi được chọn thi quốc tế của thành phố còn ít.

Lực lượng GV nhạc, họa, thể dục, tin học vẫn còn đang thiếu vì chiêu sinh đào tạo khó do chế độ lương bổng chưa thu hút GV gắn bó với ngành. Phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới, GV còn dạy từ chương, nhồi nhét. Nguyên nhân nào dẫn đến yếu kém của ngành GD-ĐT, lãnh đạo Sở khẳng định: Do chậm đổi mới tư duy giáo dục!

Hài ra hiện trạng, nhìn thấy nguyên nhân nhưng đâu là giải pháp? Ông Trương Song Đức đề nghị: Bộ GD-ĐT không nên tổ chức và biên soạn SGK. “Bộ có thể ra chương trình khung, còn thiết kế, dạy như thế nào hãy để cho người thầy chủ động”. Ông Đức cho biết những “cua giáo án” ở các trường thực chất là SGK. Về thi cử, để bớt dạy thêm - học thêm, nên bỏ những kỳ thi căng thẳng, chỉ giữ lại thi tú tài do Bộ tổ chức.

Ông Nguyễn Bác Dụng kiến nghị: Cách kiểm tra, đánh giá tuy có cải tiến nhưng còn rất chậm, ra đề kiểm tra phải dựa trên các tiêu chí về tư tưởng, nhận thức, kỹ năng… nhưng chỉ dựa vào một đề kiểm tra mà đánh giá HS, đánh giá nhà trường là chưa toàn diện. Theo bà Cao Ngọc Sa, Hiệu trưởng Trường THPT BC Ten-lơ-man, đổi mới giáo dục phải có sự liên thông, đồng bộ. “Dạy HS tự học, không nhồi nhét phải tiến hành ở cấp 1, cấp 2, chớ lên cấp 3 mới hình thành cách tự học thì HS sẽ rất khó khăn”. Bà nhấn mạnh, “nhất là điểm đầu vào của HS bán công chỉ ở mức trung bình nên đổi mới phương pháp là bài toán khó cho chúng tôi”.

Kết luận buổi làm việc, bà Phạm Phương Thảo, cho biết: Đầu tư cho giáo dục nhiều nhưng vẫn chưa đủ. Ngân sách cần tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhưng cũng cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục vì đầu tư của thành phố cho ngành GD-ĐT đã hơn 24%, do vậy muốn tăng thêm ngân sách cũng khó. “Nếu chưa thông qua Luật Giáo dục trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, đoàn đại biểu TPHCM sẽ đề nghị có nghị quyết riêng: bỏ thi tiểu học, THCS; giao cho các trường cấp văn bằng; chỉ duy trì thi đại học ở một số trường…”, bà Thảo nhấn mạnh.
 

HỒNG LIÊN

Tin cùng chuyên mục