Các bệnh truyền nhiễm mới nổi nguyên nhân và giải pháp

Trong khi cuộc chiến với các bệnh truyền nhiễm đã biết trước đây vẫn còn tiếp diễn, các mối đe dọa bệnh tật mới lại xuất hiện.

Tăng cường công tác phát hiện và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi
Tăng cường công tác phát hiện và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi

Tình hình các bệnh truyền nhiễm mới nổi trên thế giới và Việt Nam

Trong khi cuộc chiến với các bệnh truyền nhiễm đã biết trước đây vẫn còn tiếp diễn, các mối đe dọa bệnh tật mới lại xuất hiện. Mặc dù một số bệnh có thể được dự phòng, chữa trị và thanh toán nhờ sử dụng kháng sinh, vắc xin, hóa chất và các nỗ lực y tế khác nhưng một số bệnh mới lại xuất hiện như HIV/AIDS, bệnh Lyme, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm A độc lực cao, nhiễm liên cầu lợn Streptococcus suis, và một số thể bệnh than, lao kháng trị, sốt rét kháng thuốc… lại nổi lên đe dọa loài người, bất kể tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, điều kiện xã hội, mức sống hay chủng tộc nào.

Bệnh truyền nhiễm mới nổi (emerging infectious disease - EID) là bệnh truyển nhiễm mới xuất hiện trong một quần thể hoặc đã từng tồn tại nhưng có tỷ lệ mắc tăng nhanh hoặc lan rộng sang các vùng địa dư mới và đe dọa tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới (Morse). Các bệnh truyền nhiễm mới nổi này gây ra bởi sự đột biến hoặc biến đổi các tác nhân hiện tại (như cúm A/H5N1), hoặc chính là một bệnh đang lưu hành địa phương lại lan rộng ra khu vực mới hoặc cộng đồng khác (như vi rút Tây sông Nin) hay là một bệnh đã lưu hành trước đây nhưng nổi lên trở lại vì hiện tượng kháng thuốc (như lao kháng trị).

Tình hình các bênh truyền nhiềm mới nổi trên thế giới và Việt Nam Kể từ thập niên 1970, nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi đã xuất hiện với tần suất hơn một bệnh mỗi năm. Tổng cộng, gần 40 bệnh 2 Các khám phá gần đây cho thấy một chủng vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã nhiễm ở người ít nhất từ năm 1959 cho thấy các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể lưu hành âm thầm hàng năm trước khi nổi lên như một vấn đề y tế nổi trội trong xã hội. Vào đầu những năm 1990, một vụ dịch Bạch hầu lớn tràn qua vùng đông Âu. Do số lượng các ca mắc bệnh tăng cao kỷ lục trong 3 năm liền nên vụ dịch này được coi là một tình trạng khẩn cấp mang tính toàn cầu. Năm 1980, tỷ lệ bệnh Bạch hầu ở châu Âu chiếm ít hơn 1% trong tổng số các ca Bạch hầu trên toàn thế giới. Vào năm 1994, gần 90% các trường hợp bệnh được ghi nhận đã xuất hiện tại đây. Trong thập kỷ qua khu vực này cũng có sự gia tăng đáng kể bệnh Giang mai và các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục khác.

Tại Cộng hoà Liên bang Nga những năm từ 1989 - 1995 tỷ lệ bệnh Giang mai tăng lên 40 lần, trong khi đó tỷ lệ này ở các quốc gia độc lập trong Cộng hoà Liên bang Nga tăng từ 15 đến 30 lần. Ở các vùng khác, các thay đổi bất thường về thời tiết đã ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật và gây nên những bệnh mới tác động tới con người. Năm 1993, một vụ bùng phát dịch bệnh mới ở Mỹ - hội chứng viêm phổi do Hanta vi rút. Bệnh xuất hiện do hạn hán đã đẩy loài gặm nhấm mang bệnh tiếp xúc với con người. Có hơn 50 trường hợp mắc bệnh tại vài bang của Mỹ. Hơn 2/3 trong số đó đã tử vong. Tại châu Phi trong những năm từ 1996 - 1998, đã có 300.000 trường hợp mắc và 35.000 ca tử vong trong các vụ dịch viêm màng não. Những vụ dịch tả lớn đã tấn công khu vực đông Phi với hàng vạn người nhiễm bệnh ở hơn 10 quốc gia. Một đại dịch tả diễn ra trước đấy tại các nước châu Mỹ - vụ dịch đầu tiên trong vòng một thập kỷ - đã có hàng triệu ca mắc bệnh và khoảng 11.000 ca tử vong. Năm 1992 một chủng Tả mới được phát hiện tại vịnh Bengal và đã lan ra 10 nước khác. Tại những vùng khác sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue cũng tăng lên do sự phát triển tràn lan của muỗi, vật trung gian truyền bệnh, tạo ra những khu vực cư trú mới của muỗi ở các nước châu Mỹ, một phần châu Phi và châu Á. Trong 40 năm qua số lượng các ca mắc bệnh đã tăng lên ít nhất 20 lần. Và số lượng các ca sốt xuất huyết Dengue - xảy ra sau khi mắc sốt Dengue lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 - cũng tăng lên so với các giai đoạn trước. Bệnh này hiện nay đã trở thành dịch lưu hành địa phương tại nhiều quốc gia. Năm 1996, 7 nước châu Phi đã ghi nhận được các trường hợp tử vong do sốt vàng, một loại bệnh sốt xuất huyết khác do vi rút, hiện đang lây lan tới nhiều khu vực mới.

Sự phát triển ồ ạt các loài gặm nhấm cũng như bệnh dịch hạch ở người đã xuất hiện trong thập kỷ qua. Năm 1994 dịch hạch ở người đã tái xuất hiện ở Malawi, Mozambique và Ấn Độ sau 15 - 30 năm vắng bóng. Số ca nhiễm trong dịch Rickettsia tại Burundi trong khoảng thời gian từ 1996-1998 lên tới 100.000 ca. Trong quá khứ bệnh truyền nhiễm do chấy rận này xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh hoặc nạn đói.

Vào năm 1997, một chủng vi rút cúm gia cầm vốn chưa từng tấn công con người đã gây tử vong cho một số bệnh nhân tại Hồng Kông. Vụ khủng hoảng này làm dấy lên mối lo ngại về một đại dịch cúm tương tự như vụ dịch đã làm 20 triệu người tử vong vào năm 1918. Cũng trong năm 1997, một chủng tụ cầu trùng vàng (Staphylococcus aureus) kháng lại với vancomycin đã được ghi nhận tại Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong trường hợp không có thuốc thay thế Vancomycin đã bị mất hiệu quả điều trị hoặc bệnh này tiếp tục nổi lên và không thể khống chế thì một số bệnh tật trở nên vô phương cứu chữa như các kỷ nguyên trước khi có kháng sinh. Cuối năm 2002, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (hay còn gọi là SARS) đã xuất hiện, gây dịch trên phạm vi toàn cầu. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, 30 quốc gia và 6 vùng lãnh thổ trên thế giới đã bùng nổ dịch SARS làm 249 ca mắc trong đó có 219 nhân viên y tế. Dịch SARS lây lan nhanh và có số mắc và tử vong cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bằng quyết tâm cao độ và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế với các Bộ ngành, sau 45 ngày tích cực dập dịch, ngày 28 tháng 4 năm 2003, Việt Nam đã công bố khống chế thành công dịch SARS trong sự vui mừng và ca ngợi của bạn bè quốc tế. Lao kháng thuốc đang có chiều hướng gia tăng và là mối quan tâm hàng đầu của những người làm công tác phòng chống lao hiện nay. Theo báo cáo dựa trên thăm dò lớn về lao kháng thuốc toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 26/2/2008, tỷ lệ nhiễm lao kháng nhiều thuốc hiện nay ở mức cao chưa từng có. Mỗi năm có khoảng nửa triệu ca lao kháng nhiều thuốc (MDRTB), theo ước tính của WHO, khoảng 5% trong số 9 triệu ca nhiễm lao hàng năm. Cũng trong báo cáo này, lần đầu tiên lao kháng thuốc cực mạnh (EDR-TB) được đề cập, đây là một dạng gần như không chữa lành được. Hiện nay số liệu về lao kháng thuốc tại Việt Nam chưa có con số chính xác. Nhưng với mức sống thấp và quá chật chội hiện nay tại các thành phố lớn, tỷ lệ nhiễm lao kháng nhiều thuốc ở Việt Nam không phải là thấp.

Nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi

 Nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi Các bệnh truyền nhiễm mới nổi được đặc biệt chú ý kể từ hai thập kỷ trở lại đây do sự gia tăng các trường hợp kháng kháng sinh và phát hiện ra các tác nhân vi sinh gây bệnh mới, đồng thời cũng ghi nhận thấy gia tăng sự phát tán bệnh tật vốn dĩ trước đây chỉ xảy ra lẻ tẻ mang tính địa phương. Mối quan hệ giữa bệnh truyền nhiễm và các thay đổi về kinh tế, chính trị và xã hội đã được ghi nhận. Tại Hoa Kỳ vào năm 2001, việc sử dụng hóa chất và kháng sinh quen thuộc đã tỏ ra không hữu hiệu trong việc khống chế tác hại của việc phát tán vi khuẩn than qua thư tín như một loại vũ khí sinh học. Các nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái xuất hiện các bệnh mới nổi là rất phức tạp. Mặc dầu các đặc tính của các vi sinh vật gây bệnh như sự biến đổi gen là vô cùng quan trọng nhưng con người cũng có vai trò to lớn trong các bệnh mới nổi.

Một cuộc hội thảo  tầm quốc tế về dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi được tổ chức tại TP Đà Nẵng Việt Nam

Toàn cầu hóa là một cơ hội lớn cho phát triển xã hội nhưng cũng là cơ hội cho lan truyền và xuất hiện các bệnh mới nổi. Hành vi và tập quán sinh hoạt và sản xuất của con người cũng cần được đặc biệt chú ý trong cuộc chiến chống lại các bệnh mới nổi. Các yếu tố làm xuất hiện các bênh mới nổi có thể kể đến như sau: - Sự thích nghi của các vi sinh vật gây bệnh như các hiện tượng biến đổi gen ở vi rút cúm A độc lực cao. - Thay đổi khả năng đề kháng của cơ thể như các nhiễm trùng cơ hội xuất hiện do suy giảm miễn dịch ở người bệnh nhiễm HIV/AIDS. - Biến đổi khí hậu và thời tiết: Các bệnh do véc tơ truyền như bệnh sốt Tây sông Nin do muỗi truyền đang phát triển mạnh vì hiện tượng trái đất đang nóng lên. - Thay đổi trong sự phân bố cư dân và thương mại, ví dụ như đi lại, giao lưu buôn bán làm cho bệnh SARS nhanh chóng lan tràn khắp thế giới. - Sự phát triển kinh tế, ví dụ như sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh nhanh chóng - Sự suy sụp của Hệ thống y tế dự phòng, ví dụ như tình trạng hiện tại ở Zimbabue. - Nghèo đói và bất bình đẳng xã hội, ví dụ như bệnh lao là một vấn nạn tại các khu vực thu nhập thấp. - Chiến tranh và nội chiến. - Khủng bố sinh học, ví dụ như vụ tấn công bằng vi khuẩn than năm 2001 tại Hoa Kỳ. - Xây đập thủy lợi và các công trình xây dựng lớn: gây ra các biến đổi sinh thái và là điều kiện thuận lợi cho gia tăng bệnh sốt rét và các bệnh do muỗi truyền. 4. Một số bệnh truyền nhiễm mới nổi a). Bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm A: Bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các nhóm bệnh mới nổi

Bệnh mới nổi phân theo nhóm A i. Bệnh cúm độc lực cao (HPAI) ii. Bệnh tả iii. Bệnh dịch hạch iv. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) v. Bệnh sốt Tây sông Nin b). Bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm B: Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Bệnh mới nổi phân theo nhóm B i. HIV và AIDS ii. Sốt Dengue iii. Bệnh viêm gan siêu vi trùng (Viêm gan A,B,C,D,E) iii. Bệnh lao iv. Bệnh bạch hầu v. Bệnh viêm màng não tuỷ gây dịch vi. Bệnh do liên cầu lợn ở người (Streptococcus suis) c). Bệnh truyền nhiễm mới nổi nhóm C: Các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh. Bệnh mới nổi phân theo nhóm C i. Bệnh giang mai ii. Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta iii. Kháng kháng sinh. 5. Gánh nặng bệnh tật và ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển kinh tế - xã hội Do chưa hiểu biết hết về tác nhân gây bệnh, đường lây truyền cũng như các phương pháp phòng và điều trị đặc hiệu, quần thể dân cư không có sẵn miễn dịch với các bệnh mới nổi nên khi xuất hiện dịch bệnh, nếu không được can thiệp kịp thời, chúng sẽ lây lan với tốc độ khủng khiếp, để lại hậu quả nặng nề và trở thành hiểm họa của nhân loại. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi đã đe dọa đến sự ổn định bền vững của một quốc gia cũng như toàn thế giới.

Các bệnh truyền nhiễm mới nổi nguyên nhân và giải pháp ảnh 2  Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đã khiến cả thế giới phải lao đao

Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo nếu xảy ra đại dịch cúm trên toàn cầu thì trong vòng một năm sẽ ảnh hưởng tới một phần tư tổng dân số trên thế giới, dẫn đến hệ thống y tế bị quá tải, mọi hoạt động như sinh hoạt, kinh doanh, giao lưu buôn bán, du lịch sẽ bị ngưng trệ trên toàn cầu, tác động mạnh đến nền kinh tế cũng như các hoạt động kinh tế xã hội và sức khoẻ nhân dân. Theo dự báo dân số của Việt Nam là 82 triệu người, đại dịch cúm sẽ gây bệnh cho khoảng 16 triệu bệnh nhân (20%), số tử vong khoảng 819.000 - 1.638.000 người (1 - 2%).

Những giải pháp cơ bản

Mặc dầu chúng ta không biết trước được bệnh mới nổi cụ thể nào sẽ xảy ra ở đâu và và thời điểm nào nhưng chúng ta vẫn dự báo chắc chắn rằng sớm muộn gì thì cũng xảy ra. Các yếu tố môi trường, kỹ thuật và xã hội vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên các bệnh truyền nhiễm toàn cầu, làm nổi lên các bệnh mới hoặc xuất hiện các thể mới của các bệnh đã có như các dạng kháng trị. Các điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc phán tán nhanh các mầm bệnh bao gồm sự gia tăng đói nghèo và di dân vào các đô thị; việc mở rộng giao lưu, qua lại biên giới như đi du lịch, làm việc, nhập cư...; các tập quán chăn nuôi gia cầm gia súc thiếu an toàn sinh học; gia tăng số người tiếp xúc với mầm bệnh; chế biến thức ăn không hợp vệ sinh đều cần được thay đổi. Một số sự kiện y tế xảy ra gần đây cho thấy cần phải duy trì và nâng cao năng lực của Hệ thống y tế nhằm đối phó có hiệu quả với tình hình dịch bệnh với các biện pháp cụ thể như sau: - Duy trì hệ thống tổ chức, điều hành và phối hợp các Bộ, ngành để sẵn sàng phát hiện và ứng phó với dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch hành động sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh và định kỳ sửa đổi cho sát với tình hình thực tế. - Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát thông qua việc thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ y tế dự phòng; trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và duy trì mạng lưới y tế dự phòng sẵn có nhằm sớm phát hiện các ca bệnh đầu tiên và nhanh chóng đáp ứng khống chế ổ dịch. Các khám phá gần đây cho thấy một chủng vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã nhiễm ở người ít nhất từ năm 1959 cho thấy các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể lưu hành âm thầm hàng năm trước khi nổi lên như một vấn đề y tế nổi trội trong xã hội.

Tin cùng chuyên mục