Cải cách chế độ tiền lương để khắc phục bất cập trong sử dụng tài sản công

Ngày 31-10, trao đổi bên hành lang kỳ họp Quốc hội về dự án Luật Quản lý tài sản công, luật sư Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH TPHCM bày tỏ đồng tình với việc thí điểm khoán sử dụng tài sản Nhà nước (xe công, nhà công vụ, điện thoại…), song để giải quyết triệt để những bất cập trong sử dụng tài sản công cần phải cải cách chế độ tiền lương. Không thể tiền khoán mà lại gấp mấy lần tiền lương.- Phóng viên:
Cải cách chế độ tiền lương để khắc phục bất cập trong sử dụng tài sản công

Ngày 31-10, trao đổi bên hành lang kỳ họp Quốc hội về dự án Luật Quản lý tài sản công, luật sư Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH TPHCM bày tỏ đồng tình với việc thí điểm khoán sử dụng tài sản Nhà nước (xe công, nhà công vụ, điện thoại…), song để giải quyết triệt để những bất cập trong sử dụng tài sản công cần phải cải cách chế độ tiền lương. Không thể tiền khoán mà lại gấp mấy lần tiền lương.

- Phóng viên:
Theo ông, đâu mới là giải pháp căn cơ?

Cải cách chế độ tiền lương để khắc phục bất cập trong sử dụng tài sản công ảnh 1

Luật sư Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: T.L

* ĐB TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA: Theo tôi, việc khoán sử dụng tài sản công nên đặt trong một dự án luật khác rộng hơn. Ví dụ, lương của anh 10 triệu đồng trong khi chi phí cho công việc lên tới 30 triệu đồng, nếu khoán 30 triệu đồng này vào lương cả thì có hợp lý hay không? Cho nên, việc khoán có thể thí điểm bước đầu, nhưng về cơ bản, cơ chế này phải đặt trong cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức. Cái gì đưa vào lương; cái gì còn lại là Nhà nước phải chi? Phải tách bạch rõ ràng. Một khi việc giải quyết cơ bản chi phí cho các cá nhân là cán bộ công chức đồng bộ với cơ cấu tiền lương, thu nhập thì anh đi thuê nhà như thế nào đó là việc của anh, dùng 100m2 hay 50m2 là quyền cá nhân anh. Lúc đó, không có vấn đề nhà công vụ, cũng không có xe công vụ. Các bộ trưởng, thứ trưởng, công chức… đều có xe riêng, nếu không thì đi xe buýt, tàu điện ngầm, đi các phương tiện công cộng khác. Trong cơ cấu tiền lương đã tính đến tất cả các chi phí đó rồi.

- Cá nhân ông có cảm nhận gì khi vừa qua Thủ tướng cùng đoàn tùy tùng của ông đã đi công tác nước ngoài bằng máy bay thương mại?

* Tôi rất hoan nghênh việc này. Trong một số giai đoạn, một số lãnh đạo đã bớt việc sử dụng chuyên cơ để giảm lãng phí. Điều đó không những giảm lãng phí mà nhân dân nhìn vào cũng rất hoan nghênh, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo và người dân, lãnh đạo trở nên gần gũi, hòa đồng hơn. Không ít lãnh đạo trên thế giới cũng làm như vậy, cũng đi bộ, đi xe đạp, cũng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Tuy vậy, điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với những ngành dịch vụ công là phải làm sao đảm bảo được an toàn cho các lãnh đạo cấp cao, cùng với việc đảm bảo tốt hơn an toàn cho nhân dân.

- Xin cảm ơn ông!

ANH THƯ ghi

Tin cùng chuyên mục