Dó bầu ở Tiên Phước

Cây “vàng” trong vườn nhà

Chưa được ai cấp bằng “sáng chế”, chỉ bằng những việc làm mang tính bộc phát, thử nghiệm nhưng người dân Tiên Phước (Quảng Nam) đã mở đường thoát nghèo, cứu cây dó (một loài cây nằm trong sách Đỏ Việt Nam) khỏi nguy cơ bị tuyệt diệt và tạo ra một cơn “địa chấn”ngay trong giới lái trầm và cả những nhà khoa học.
Cây “vàng” trong vườn nhà

Chưa được ai cấp bằng “sáng chế”, chỉ bằng những việc làm mang tính bộc phát, thử nghiệm nhưng người dân Tiên Phước (Quảng Nam) đã mở đường thoát nghèo, cứu cây dó (một loài cây nằm trong sách Đỏ Việt Nam) khỏi nguy cơ bị tuyệt diệt và tạo ra một cơn “địa chấn”ngay trong giới lái trầm và cả những nhà khoa học.

  • “Địa chấn” từ Tiên Phước

Người đầu tiên tạo ra cơn địa chấn này là Nguyễn Hoàng Huy ở thôn 5 Tiên Mỹ. Năm 1990, anh Huy bỏ ra 1,6 triệu đồng mua 20 cây dó bầu ở các vườn nhà dân trong huyện. Khoan và đưa chất xúc tác vào nuôi cấy trầm. 4 năm sau (1996), 2 cây dó được cấy trầm từ năm 1992 tại thôn 2 xã Tiên Lập đã cho anh 30kg trầm loại 6, loại 5 và 1kg trầm loại 4, bán được 5,5 triệu đồng.

Cây “vàng” trong vườn nhà ảnh 1
Anh Trần Vũ Linh thôn 5, Tiên Mỹ bên vườn dó 3.000 cây khoảng 5 - 6 tuổi và coi sóc vườn ươm dó giống của mình.  

Năm 2000, hàng loạt cây dó đã cấy trầm từ năm 1996, 1997 đã được anh khai thác cho thu nhập hàng chục triệu đồng từ hơn 10kg trầm loại 5 và 4. Cơn sốt dó bầu từ đó bắt đầu bùng phát trên đất Tiên Phước. Những mẫu trầm nhân tạo được tung ra thị trường mang nhãn “dó bầu” Tiên Phước, liên tục mấy năm liền đã khiến cơn sốt cây dó lan ra vùng núi khác ở Quảng Nam và đến tận các tỉnh bạn... Những cây dó trong vườn từ lâu được xem như thứ vô dụng bỗng trở thành cây có giá trị rất cao và được săn lùng khắp nơi.

Không còn tìm được cây trên rừng, dân lại nhặt quả về gieo ươm. Những vườn ươm dó bầu đua nhau ra đời. Kết quả là chỉ trong vòng vài năm, gần 100 ngàn cây dó bầu đã có mặt trên đất vườn nhà. Chưa kể hàng triệu cây dó bầu con khác sẵn sàng xuất vườn.

Cung không đủ cầu, giá dó leo thang đến chóng mặt. Năm 2000, giá mỗi lon hạt dao động từ 30 - 50 ngàn đồng, ươm xong giá mỗi cây từ 8 đến 10 ngàn đồng, còn giá bán lẻ có khi lên đến 20 - 25 ngàn đồng/cây, thậm chí không có để bán. Cơn sốt dó bầu kéo dài cho đến tận hôm nay vẫn chưa hạ nhiệt.

  • Cơ hội thoát nghèo

Đất Tiên Phước được xem là lãnh địa vàng của cây hồ tiêu Quảng Nam. Nhưng kể từ khi cây dó bầu lên cơn sốt thì tiêu bị mất địa vị độc tôn. Anh Nguyễn Văn Hùng - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tiên Phước cho biết: Không có cây gì lớn nhanh như cây dó bầu. Chỉ sau vài năm, cây dó đã có thể cao đến 6m, đường kính 15 - 20cm. Đây là loại cây kinh tế vườn không kén đất, bất chấp thời tiết nghiệt ngã. Hiện ngay tại Tiên Phước, dân đã trồng khoảng 700.000 cây dó bầu. Người ta xem đây là cây vàng trong vườn nhà. Chính quyền huyện chưa có chủ trương gì vì phải đợi kết quả từ việc hợp tác với Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng về khả năng tạo trầm của dó (khoảng tháng 10 năm nay sẽ có kết quả sau hai năm nghiên cứu) nhưng trong thực tế, cây dó bầu đang là cây hiệu quả cho kinh tế vườn tại địa phương!

Ông Nguyễn Hảo, một lái trầm và ươm giống dó bầu có hạng cho biết, ngay vụ trồng rừng năm 2000, hơn 4.000 cây dó bầu vừa ươm đã bán sạch. Chỉ tính riêng ở thôn 5, Tiên Mỹ, gần cả làng trồng dó con. Dó giống khan hiếm, dó có tuổi lại càng hiếm và đắt tiền. Dó từ 4 - 5 tuổi có giá từ 500 ngàn đến vài triệu đồng. Dó to một vòng tay ôm có thể lên đến 10 triệu đồng/cây. Những người mua dó tại vườn dân để nguyên, cấy trầm và đợi ngày khai thác. Cây dó có đường kính 15cm trở lên là có thể xử lý nuôi cấy trầm, 1 năm là có thể cho loại trầm 6, 7. Loại này khoảng 200.000 đồng/kg. Với kỹ thuật hiện nay, biết xử lý, ngoài phần trầm còn lại là dác cũng trở nên đắt đỏ: 200 ngàn đồng/kg dác xông dác tỉa, tệ nhất là dác trắng vẫn 1.500 đồng/kg.

Từ chỗ đứng bên bờ vực của sự diệt vong thì việc trồng 700.000 cây dó, chưa kể hàng triệu cây dó ươm trong vườn, chính là một sự hồi sinh. Không còn nghi ngờ gì nữa về tính hiệu quả của nó, ít ra là về phía xóa đói giảm nghèo cho những người dân ở vùng đất hoàn toàn dựa vào kinh tế vườn.

Đúng là dù chưa được cấp bằng sáng chế, chưa có kết quả kiểm nghiệm từ các nhà khoa học, bất chấp cả những định kiến, từ bao nhiêu năm nay, cây dó bầu Tiên Phước đã sống ổn định tại quê nhà, giúp dân thoát nghèo và có cơ hội vươn lên làm giàu. 

NHẬT PHONG

Tin cùng chuyên mục