Kiến nghị dùng trực thăng để chữa cháy và cứu hộ

Thời gian gần đây, nhiều vụ cháy đã xảy ra trên địa bàn cả nước nói chung và TPHCM nói riêng. Ngăn chặn và hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại cho người dân là điều mà các ngành chức năng phải nỗ lực triển khai…
Kiến nghị dùng trực thăng để chữa cháy và cứu hộ

Thời gian gần đây, nhiều vụ cháy đã xảy ra trên địa bàn cả nước nói chung và TPHCM nói riêng. Ngăn chặn và hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại cho người dân là điều mà các ngành chức năng phải nỗ lực triển khai…

Trung tá Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất, nguyên Phó Giám đốc Công ty Trực thăng Việt - Pháp cho rằng, với hàng loạt nhà cao tầng ở TPHCM đã, đang và sẽ tiếp tục “mọc” lên như “nấm sau mưa”, công tác phòng cháy chữa cháy, cứu người trong các tòa nhà này cần được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của TPHCM đã được trang bị nhiều thiết bị chuyên dụng hiện đại, tuy nhiên với nhiều tòa nhà cao đến hàng trăm mét thì việc chuẩn bị sẵn sàng đội trực thăng để cứu người khi hỏa hoạn xảy ra là hiệu quả hơn hết.

Để thực hiện việc này, theo trung tá Lê Trọng Sành, TPHCM nên dùng nguồn ngân sách thuê máy bay (thay vì mua sẽ rất tốn kém). “Chúng ta có thể thuê trực thăng không quân, trực thăng phục vụ dầu khí, hoặc các liên doanh trực thăng nước ngoài… Sử dụng các loại máy bay cơ động từ 10 - 20 ghế cho công tác cứu người là hoàn toàn phù hợp đối với địa bàn TPHCM”, trung tá Lê Trọng Sành nói. 

Một vụ cháy lớn xảy ra trên địa bàn TPHCM

Cùng quan điểm, trung tá Bùi Thuấn, phi công, hiện đã nghỉ hưu, khẳng định sử dụng máy bay trực thăng cứu người, chữa cháy cho thành phố là việc làm thông minh, mang lại hiệu quả cao. Nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã và đang sử dụng giải pháp này để cứu người, dập lửa khi hỏa hoạn xảy ra ở các tòa nhà cao tầng. “Các loại máy bay trực thăng cỡ nhỏ, sải cánh hẹp như UH-1, MI 17 có khả năng đáp tốt tại các tòa nhà sẵn có bãi đáp như Bitexco, Bệnh viện Thống Nhất…”, trung tá Bùi Thuấn nhận định. Vấn đề hiện nay là TPHCM nên khuyến khích chủ đầu tư các tòa nhà cao tầng xây thêm sân bay trên nóc nhà để khi có sự cố xảy ra, lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ có điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ cứu người.

Cũng theo trung tá Bùi Thuấn, TPHCM có rất nhiều hẻm nhỏ, nhà cửa san sát, trong nhà chứa nhiều vật liệu dễ cháy… Một khi xảy ra sự cố cộng với ngoại cảnh bất lợi như kẹt xe giờ cao điểm sẽ khiến các phương tiện chữa cháy, cứu hộ chuyên dụng rất khó làm tốt nhiệm vụ. Giải pháp chữa cháy hữu hiệu nhất trong bối cảnh này là các cơ quan có nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy nên tập huấn và giao các bình chữa cháy chuyên dụng loại lớn, khoảng 100 - 200 lít, cho lực lượng bảo vệ dân phố bảo quản. Khi hỏa hoạn xảy ra, lực lượng này sẽ nhanh chóng vận chuyển bình chữa cháy bằng xe đẩy nhỏ tới nơi cháy để dập lửa. Nguồn kinh phí để thực hiện có thể là xã hội hóa theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

THI HỒNG 

Tin cùng chuyên mục