Chế tạo thành công sơn điện di từ dầu hạt cao su

Sơn điện di (SĐD) là một phương pháp tạo ra màng bảo vệ đồng nhất. Lâu nay chưa có tác giả nào đề cập đến việc nghiên cứu SĐD từ dầu hạt cao su. Chính vì vậy mà kỹ sư Nguyễn Trường Hưng (Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường) đã được Chương trình Vật liệu mới thuộc Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM cho thực hiện đề tài nghiên cứu này và đã thành công.
Chế tạo thành công sơn điện di từ dầu hạt cao su

Sơn điện di (SĐD) là một phương pháp tạo ra màng bảo vệ đồng nhất. Lâu nay chưa có tác giả nào đề cập đến việc nghiên cứu SĐD từ dầu hạt cao su. Chính vì vậy mà kỹ sư Nguyễn Trường Hưng (Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường) đã được Chương trình Vật liệu mới thuộc Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM cho thực hiện đề tài nghiên cứu này và đã thành công.

Chế tạo thành công sơn điện di từ dầu hạt cao su ảnh 1

Cây cao su.

Theo số liệu năm 2003, diện tích trồng cao su ở nước ta lên tới 400.000ha, trong đó diện tích đang khai thác hơn 300.000ha, và sản phẩm dầu hạt cao su có thể thu được hàng năm vào khoảng 20.000 tấn. Trong vài thập kỷ qua, phương pháp SĐD đã xuất hiện đưa đến các tiến bộ vượt bậc trong công nghiệp sơn hiện đại. Phương pháp này tạo màng bảo vệ từ trong dung dịch nước hay nhũ tương làm nền kim loại dưới tác động của điện trường.

Đã có các nghiên cứu vật liệu SĐD từ dầu lanh ngoại nhập và từ dầu trẩu để phát huy tốt vai trò là chất tạo màng trong kỹ thuật SĐD. Theo tác giả KS Nguyễn Trường Hưng, SĐD trên cơ sở nghiên cứu dầu hạt cao su đầu tiên này có khả năng đưa vào ứng dụng thực tế để làm sơn lót hay sơn bảo vệ cho các dụng cụ, phụ tùng cơ khí, hàng gia dụng, đồ dùng hàng ngày bằng kim loại với phương pháp sơn thuận lợi, cho năng suất cao và độ ổn định tốt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác giả đã khảo sát dầu hạt cao su Việt Nam và tổng hợp thành công SĐD từ dầu hạt cao su, phối hợp với dầu trẩu VN (hoàn toàn thay thế dầu ngoại nhập); đồng thời xây dựng được quy trình tổng hợp SĐD gốc bằng phản ứng của dầu thực vật với Anhydrid maleic. Việc xây dựng quy trình trung hòa nhiệt để chế tạo dung dịch SĐD có khả năng tạo màng dễ dàng và có độ ổn định trong quá trình làm việc lâu dài.

Qua nghiên cứu các điều kiện công nghệ tạo màng sơn, KS Nguyễn Trường Hưng đã rút ra các thông số kỹ thuật tạo màng sơn từ bể SĐD gồm pH: 7,5 ± 0,2, điện áp sơn: 10-18V, thời gian sơn: 120-180 giây, hàm khô của bể 7%-10%, chế độ sấy màng 160o/40 phút. Ở đây màng SĐD có độ bền cơ lý cao và có khả năng bảo vệ rất tốt nền kim loại. Trung tâm Kiểm chuẩn Đo lường 1 đánh giá chất lượng màng SĐD bằng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Màng SĐD có khả năng bám đồng đều, bám đẹp và bảo vệ tốt các nền kim loại, kể cả sản phẩm bằng phẳng cũng như các chi tiết có hình dáng phức tạp. Ngoài ra màng SĐD thuộc đề tài nghiên cứu ứng dụng này có khả năng tương hợp tốt với các loại sơn phủ khác, từ sơn Alkyd đến Acrylic, Epoxy...

Nhật và Mỹ là những nước rất chú trọng đến SĐD vì nó có những tính năng ưu việt. Do vậy dùng hạt cao su làm SĐD thay thế bổ sung cho các loại sơn khác là phương pháp có tiềm năng lớn.
 

LÊ BÌNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục