Chưa có hướng dẫn về tăng lương hưu

Chưa có hướng dẫn về tăng lương hưu

* Tôi nghe tin những người về hưu từ năm 1993 trở về trước mà lương hưu dưới 2 triệu đồng/tháng thì từ năm 2016 được lãnh thêm 250.000 đồng. Bây giờ đã giữa năm 2016 mà chưa thấy gì, vậy có được tăng lương hưu không? (NGÔ CÔNG PHÚ, quận Gò Vấp, TPHCM)

* Ông CAO VĂN SANG, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM: Từ 1-5-2016, những người hưởng lương hưu từ tháng 1-2015 đến tháng 4-2016 được tăng thêm 8% lương hưu (để cân đối với những người hưởng lương hưu từ tháng 12-2014 về trước đã được tăng 8% từ đầu năm 2015). Từ tháng 5-2016, tăng 8% lương hưu cho những người đang hưởng lương hưu tại thời điểm đó. Những người hưởng lương hưu từ 1-2015 đến 4-2016 (đã được tăng 8% nêu trên) cũng được tăng tiếp 8%, tổng cộng là 16,64%.
Tuy nhiên, đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể nên chúng tôi chưa thể thông tin cụ thể hơn. Khi nào có hướng dẫn thực hiện, chúng tôi áp dụng ngay để sớm phục vụ bà con.

* Công ty tôi có người về hưu thì được tính bình quân 5 năm cuối thời gian công tác. Từ ngày 1-1-2016, mức lương đóng BHXH là theo mức lương trong hợp đồng lao động; vậy chế độ hưu có được tính lương bình quân 5 năm cuối theo mức lương đóng từ 1-1-2016 không? (bạn đọc không nêu tên)

* Theo quy định, từ ngày 1-1-2016, công ty của ông/bà phải đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định. Vì vậy, khi người lao động trong công ty nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí sau ngày này, thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu được thực hiện theo Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014.

Cụ thể, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo mức bình quân của số năm cuối đóng BHXH (5 năm, 6 năm, 8 năm…, phụ thuộc vào thời gian người lao động bắt đầu tham gia BHXH) và tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng BHXH.

* Tháng 10-2016 tôi tròn 56 tuổi, có 12 năm 6 tháng đóng BHXH bắt buộc, mức lương cuối cùng bậc 5. Tôi còn thiếu 7 năm 6 tháng và dự định sẽ đóng BHXH tự nguyện với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Vậy lương hưu của tôi được tính thế nào, khoảng bao nhiêu?
(VŨ THỊ MINH PHƯƠNG, quận Tân Phú, TPHCM)

* Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được thực hiện như sau:



Do bà không rõ mức lương đóng BHXH của giai đoạn đóng BHXH bắt buộc nên tôi chưa tính được cụ thể mức lương hưu hàng tháng giúp bà. Bà nên mang sổ BHXH đến BHXH quận Tân Phú để được hỗ trợ tính toán cụ thể và tư vấn đóng BHXH tự nguyện cho số năm còn thiếu.

* Đến tháng 10-2024 tôi sẽ đủ 60 tuổi và có 15 năm công tác (9 năm dân sự, 6 năm trong quân đội). Tôi ngại đến tháng 10-2024 mới đóng BHXH một lần cho 5 năm còn thiếu thì số tiền đóng một lần lớn quá. Tôi muốn hỏi, 5 năm còn thiếu đó, tôi có thể đóng BHXH tự nguyện rải ra hàng tháng ngay từ bây giờ - khi còn đang công tác - được không? (TRẦN VĂN HÙNG, quận Tân Phú, TPHCM)

* Theo quy định, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Ông đang công tác ở cơ quan, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, ông phải đợi đến tháng 10-2024, khi ông đủ 60 tuổi, không còn công tác nữa thì ông mới đóng BHXH tự nguyện được. Lúc đó, với 5 năm còn thiếu, ông có thể đóng BHXH tự nguyện 1 lần, hoặc đóng hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, hay 12 tháng một lần.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi theo địa chỉ: Ban Chính trị - Xã hội, Báo SGGP, số 399 Hồng Bàng, phường 14, quận 5, TPHCM; hoặc điện thoại 0914 446618, email: duongloan@sggp.org.vn.

Tin cùng chuyên mục