Tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống các hình thức đối xử vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

(SGGPO). - Chiều 24-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

(SGGPO). - Chiều 24-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

Trước đó, vào ngày 23-10,  Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Theo Chủ tịch nước, việc phê chuẩn Công ước này là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên của công ước. Tuy nhiên, khi phê chuẩn, Việt Nam tuyên bố: Không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc thực hiện các quy định của Công ước này sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi, có lại. Việt Nam không coi Công ước này là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ mà thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở Hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, hoặc nguyên tắc có đi, có lại…

Thảo luận về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng, tờ trình của Chủ tịch nước và báo cáo của Chính phủ  là đúng với quy định của Hiến pháp. Đây là công ước mang tính nhân đạo, nhân văn cao nên nhiều nước trên thế giới đã phê chuẩn. Việc Việt Nam phê chuẩn là phù hợp. “Những gì chưa tương thích với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì đã được bảo lưu. Giải trình đã rõ, Quốc hội hoàn toàn yên tâm để thông qua Công ước này”, ông Đinh Xuân Thảo nói. ĐB Nguyễn Thúy Anh (Phú Thọ) cũng đồng ý Quốc hội phê chuẩn công ước, trong đó có điều khoản bảo lưu về nội dung tra tấn, dẫn độ là phù hợp.

Tuy nhiên, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) lại cho rằng, chống bức cung, nhục hình là yêu cầu bức thiết hiện nay vì thực tế tồn tại nhiều trường hợp nghiêm trọng. “Lần này tham gia Công ước, lại đang sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, chúng ta cần luật hóa vấn đề chống bức cung, nhục hình. Vì vậy, không nên bảo lưu nội dung này. Chỉ nên bảo lưu về vấn đề dẫn độ và những gì liên quan đến thể chế chính trị”, ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu.

Hầu hết các ĐBQH đồng tình việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục