Ngày đầu tiên kỳ họp thứ 14 HĐND TPHCM khóa VIII: Xây dựng sản phẩm chủ lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Trước tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, giải pháp nào cho nền kinh tế của TPHCM trong thời gian tới? Làm thế nào để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ để giảm phụ thuộc vào một thị trường? Đây là những vấn đề quan trọng được đặt ra tại buổi thảo luận tổ ngày họp đầu tiên của kỳ họp thứ 14 HĐND TPHCM khóa VIII, khai mạc sáng 8-7.
Ngày đầu tiên kỳ họp thứ 14 HĐND TPHCM khóa VIII: Xây dựng sản phẩm chủ lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Trước tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, giải pháp nào cho nền kinh tế của TPHCM trong thời gian tới? Làm thế nào để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ để giảm phụ thuộc vào một thị trường? Đây là những vấn đề quan trọng được đặt ra tại buổi thảo luận tổ ngày họp đầu tiên của kỳ họp thứ 14 HĐND TPHCM khóa VIII, khai mạc sáng 8-7.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi cùng Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Trần Du Lịch tại kỳ họp. Ảnh: Việt Dũng

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi cùng Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Trần Du Lịch tại kỳ họp. Ảnh: Việt Dũng

Tạo sản phẩm chủ lực, cách nào?

Đại biểu (ĐB) Tô Thị Bích Châu lo lắng: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 cần đánh giá cụ thể mức độ lệ thuộc ngành công nghiệp hỗ hiện nay vào Trung Quốc. ĐB này đề xuất cần đề ra giải pháp, lộ trình để kéo giảm sự lệ thuộc này. Tuy nhiên, theo ĐB Lê Mạnh Hà, nói nền kinh tế của chúng ta lệ thuộc vào Trung Quốc là không đúng. Trong bối cảnh hội nhập, kinh tế Việt Nam có quan hệ với hơn 100 quốc gia nên có sự phụ thuộc lẫn nhau.  

     
     
 

Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Nghị quyết 16 của UBND TPHCM, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM Trương Thị Ánh dẫn ra con số: Hiện còn 1.197 hộ chưa bố trí tái định cư gồm 538 hộ bị ảnh hưởng trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, 574 hộ bị ảnh hưởng trong các chung cư hư hỏng nặng và 85 hộ bị ảnh hưởng trong các dự án khác.

Trước báo cáo của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco) về chỉ tiêu nâng tỷ lệ hộ dân đô thị được cấp nước sạch lên 100% trong năm 2014, ĐB Nguyễn Tấn Tuyến đề nghị trong 6 tháng cuối năm, UBND cần chỉ đạo rà soát để đánh giá đúng về chất lượng nước sạch chứ không chạy theo chỉ tiêu.

 
     

Vấn đề là cần đa dạng hóa thị trường để giảm bớt sự phụ thuộc vào một trị trường nào đó quá lớn. Việt Nam và TPHCM chủ yếu sản xuất sản phẩm hỗ trợ mà ít có sản phẩm chính, sản phẩm cuối cùng. Không phải đến bây giờ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ mới đặt ra mà thành phố đã thực hiện từ lâu nhưng còn yếu. Do vậy, thời gian tới thành phố sẽ rà soát đánh giá lại để phát triển chương trình sao cho hiệu quả.

Vấn đề hiện nay là thành phố phải định ra được sản phẩm chủ lực để phát triển. Một trong những cách triển khai là thu hút những tập đoàn lớn mang thương hiệu toàn cầu đầu tư như Tập đoàn SamSung, đi theo những sản phẩm chính này là hàng chục, hàng trăm công ty vệ tinh cung cấp sản phẩm hỗ trợ. Lúc đầu có thể các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nhưng sau đó doanh nghiệp trong nước sẽ dần thay thế. Đó là cách phát triển công nghiệp hỗ trợ dựa vào sản phẩm chủ lực. Một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ đang được thành phố tập trung là cơ khí, cao su nhựa, công nghệ thông tin, điện tử…

Cùng quan điểm thành phố phải định ra một số sản phẩm chủ lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ để phát triển, ĐB Nguyễn Văn Đua bàn thêm: Ngoài cách thức xây dựng sản phẩm chủ lực cho công nghiệp hỗ trợ thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, thành phố có thể tập hợp sức mạnh từ các tổng công ty nhà nước, cùng với sự tham gia giới khoa học từ các viện trường để cùng nghiên cứu, phát triển. Cũng có thể gắn kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố để tham gia đầu tư, tuy nhiên thành phố phải tạo ra các cơ chế, chính sách để những doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ sức thực hiện. “Nếu triển khai hiệu quả các nội dung trên sẽ tác động không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của thành phố” - ĐB Nguyễn Văn Đua khẳng định.

Quy hoạch kéo dài, xây dựng trì trệ

Trước khi đi vào thảo luận tổ chiều 8-7, sáng cùng ngày kỳ họp HĐND TPHCM lần thứ 14, khóa VIII đã nghe lãnh đạo UBND TP báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm cũng như giải pháp đề ra cho 6 tháng cuối năm; kết quả thực hiện Nghị quyết 16 của HĐND TP về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn TP. Các ĐB HĐND TP cũng nghe UBND TP xin ý kiến về Tờ trình điều chỉnh chế độ, chính sách đối với lực lượng công an xã và bảo vệ dân phố.

Trong phiên họp buổi sáng, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 16 năm 2012 của HĐND TPHCM về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cho biết vào thời điểm tháng 4-2012, toàn thành phố có 1.427 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi 24 dự án tạm cư trên địa bàn 10 quận, huyện TPHCM. Triển khai Nghị quyết 16, đến tháng 6-2014, thành phố hoàn thành 1.689 căn hộ và nền đất. Hiện các quận huyện đang hoàn tất các thủ tục tiếp nhận quỹ nhà và sẽ hoàn tất việc bố trí tái định cư, chấm dứt tạm cư trong tháng 8-2014 là 776/1.427 căn hộ, nền đất, đạt 54,4%. Để tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất trong các dự án có nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, thành phố đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân.

Các đại biểu HĐND TPHCM phát biểu tại thảo luận tổ.

Các đại biểu HĐND TPHCM phát biểu tại thảo luận tổ.

Tuy nhiên, phát biểu dưới góc độ là cơ quan giám sát, ông Phạm Văn Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TPHCM, đánh giá kết quả thực hiện việc rà soát quy hoạch treo, dự án treo trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể: có nơi quy hoạch kéo dài, người dân không được phép chuyển mục đích sử dụng đất; việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở và tài sản gắn liền với đất cho người dân trong các khu quy hoạch “treo” kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết; nhiều khu đất trong dự án quy hoạch bị bỏ trống, gây lãng phí…

Tương tự, tuy đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết 16 của HĐND TPHCM nhưng ĐB Dương Văn Nhân vẫn cho rằng, những dự án giao thông của thành phố còn trì trệ, quy hoạch các dự án kéo dài. Ông nêu điển hình là đồ án quy hoạch phân khu đô thị ở phường 28 quận Bình Thạnh, kéo dài từ những năm 1990 của thế kỷ trước; dự án Khu công nghiệp - khu dân cư ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn kéo dài đã quá lâu vẫn chưa được thực hiện, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Điều đáng nói là những dự án này tưởng đã thoát số phận “treo” khi đổi chủ đầu tư, nhưng đến giờ này tình trạng vẫn như cũ! Từ thực tế trên, ĐB Dương Văn Nhân đề xuất thành phố phải tập trung gỡ cho được các quy hoạch “treo” thì người dân mới yên lòng, kinh tế xã hội mới phát triển.

Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Trần Trọng Dũng nêu bổ sung một dự án bị quy hoạch “treo” quá lâu trên địa bàn quận 8 để minh họa. Về dự án này, ông đã chất vấn tại kỳ họp lần thứ 6 vào năm 2012 và được trả lời nếu cuối năm 2013 chưa thực hiện thì sẽ thay chủ đầu tư, nhưng đến nay dự án tiếp tục trì trệ. Ngoài ra, ĐB Trần Trọng Dũng cũng bày tỏ sự bức xúc trước tiến độ xây dựng các bệnh viện Nhi đồng TPHCM, Ung bướu cơ sở 2... quá chậm, không thể sớm khắc phục tình trạng quá tải trầm trọng tại các bệnh viện.

Con nghiện chỉ ra chứ không vào trại

Trước băn khoăn, lo lắng của nhiều ĐB về tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là đối tượng nghiện ma túy gây án ngày càng manh động, tại buổi thảo luận tổ, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐTB-XH đã giải thích làm rõ một số tồn tại của luật, nghị định dẫn đến “bỏ ngỏ” quản lý đối tượng này. Ông Dũng cho biết, hiện TP đang quản lý khoảng 8.600 đối tượng nghiện tại các trung tâm, chưa kể con số 3.200 đối tượng đang được cộng đồng quản lý. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực tháng 1-2014, từ nay đến cuối năm có 4.500 đối tượng nghiện đang cai ở các trung tâm được trở về địa phương trong khi không có con nghiện nào được đưa vào trường trại.

 Lý giải sự bất hợp lý này, ông Dũng cho rằng theo một số nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính thì phải có quyết định tòa án mới đưa con nghiện vào trường, chưa kể trước khi đưa con nghiện vào cai nghiện bắt buộc ở các trung tâm thì phải qua quy định cai nghiện tại cộng đồng từ 3 - 6 tháng (nếu tái nghiện mới lập thủ tục trình tòa án địa phương ra quyết định đưa đi cai bắt buộc). Từ thông tin này, ông Dũng khẳng định từ nay đến cuối năm con nghiện chỉ ra chứ không vào trường trại.

VÂN ANH - ÁI CHÂN

Tin cùng chuyên mục