Từ chối thẩm tra, thẩm định dự án luật gửi không đúng thời hạn

(SGGPO).- Ngày 20-8, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp lấy ý kiến về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong số những nội dung đáng lưu ý của dự thảo luật này đáng lưu ý là quy định về một số loại văn bản tới đây sẽ không được coi là “văn bản quy phạm pháp luật”, bao gồm cả Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh của Chủ tịch nước…

(SGGPO).- Ngày 20-8, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp lấy ý kiến về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong số những nội dung đáng lưu ý của dự thảo luật này đáng lưu ý là quy định về một số loại văn bản tới đây sẽ không được coi là “văn bản quy phạm pháp luật”, bao gồm cả Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh của Chủ tịch nước…

Phát biểu tại phiên họp, ông Nguyễn Bá Thuyền, thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc giữ quy định về hình thức Nghị quyết của Quốc hội. Vì khoản 10 điều 70 của Hiến pháp quy định thẩm quyền của Quốc hội là “bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao khi các văn bản này trái với Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội”.

Nếu không quy định nghị quyết của Quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật thì không thể dùng nghị quyết đó để bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật khác - ông Nguyễn Bá Thuyền lập luận. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Đình Long cũng có cùng quan điểm này.

Về Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật, dự thảo quy định đây là cơ quan có vai trò thẩm định các chính sách, nội dung của từng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Theo Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật, cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định thành lập Hội đồng mang tính chất chuyên môn, tư vấn cùng tồn tại song song với bộ, cơ quan ngang bộ tham mưu chiến lược cho Chính phủ. “Nên giao thẩm quyền này cho một cơ quan nhà nước hiện có, như Bộ Tư pháp hoặc Văn phòng Chính phủ”, bản Báo cáo của Nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị.

Liên quan đến việc thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật, Nhóm nghiên cứu của Ủy ban nhấn mạnh yêu cầu quy định rõ hơn về thẩm quyền thẩm định, thẩm tra nguồn nhân lực, tài chính… để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Mặt khác, nhằm khắc phục tình trạng chậm trình hồ sơ, dự án luật, pháp lệnh, đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, thẩm định kiên quyết từ chối thẩm tra, thẩm định trong trường hợp hồ sơ dự án gửi không đúng thời hạn.  

Cũng liên quan đến thời hạn hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, đáng lưu ý là dự thảo đã bỏ một quy định của Luật hiện hành (“Văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”), Nhóm nghiên cứu bày tỏ lo ngại sự thay đổi này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng “nợ đọng” văn bản đã diễn ra phổ biến trong thời gian qua…

ANH PHƯƠNG 

Tin cùng chuyên mục