Ký ức không quên

Đã 69 năm trôi qua kể từ sau lễ Quốc khánh 2-9-1945, nhưng đối với người trong cuộc thì kỷ niệm về một thời oanh liệt đó vẫn luôn tươi mới trong trái tim mỗi người. Một trong những nhân chứng lịch sử đó là ông Lê Văn Lem (tức Võ Thành Long, Lê Tiến Nam), năm nay 82 tuổi đời, 64 tuổi Đảng, quê ở huyện Hóc Môn, hiện ngụ tại phường 8, quận 5, TPHCM.

Đã 69 năm trôi qua kể từ sau lễ Quốc khánh 2-9-1945, nhưng đối với người trong cuộc thì kỷ niệm về một thời oanh liệt đó vẫn luôn tươi mới trong trái tim mỗi người. Một trong những nhân chứng lịch sử đó là ông Lê Văn Lem (tức Võ Thành Long, Lê Tiến Nam), năm nay 82 tuổi đời, 64 tuổi Đảng, quê ở huyện Hóc Môn, hiện ngụ tại phường 8, quận 5, TPHCM.

Ông Lê Văn Lem bồi hồi nhớ lại: “Ngày ấy không khí cách mạng ở quê hương tôi rầm rộ lắm khiến không ai có thể đứng ngoài cuộc được. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trên quê hương Bà Điểm - Hóc Môn, nơi nổi tiếng có truyền thống yêu nước và được mệnh danh là chiếc nôi của cách mạng, vì vậy tinh thần yêu nước ngấm sâu vào máu thịt từ lúc nào không biết…”.

Không thể tả xiết niềm vui của người dân Việt Nam sau đêm dài nô lệ lần đầu tiên được sống trong không khí độc lập tự do. Sau sự kiện lịch sử ấy, cậu bé Lem tham gia vào đội “Chiến sĩ nhỏ” do bà Hồ Thị Bi làm chỉ huy. Đội chiến sĩ nhỏ có khoảng 15 thiếu niên, trong đó Lem là một trong 4 thiếu niên có vai trò trụ cột của đội. Chỉ huy đã lấy họ Võ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để đặt bí danh mới cho từng người là: Võ Thành Long (tức Lê Văn Lem); Võ Thành Lân (Nguyễn Văn Nhụy); Võ Thành Quy (Hồ Văn Xuân); Võ Thành Phụng (Lê Thị Xi).

Với nhiệm vụ diệt ác, trừ gian, các chiến sĩ nhỏ đã lập nhiều chiến công vang dội. Riêng ông Lem nhớ mãi kỷ niệm trận chiến đấu đầu đời. Một hôm, bà Hồ Thị Bi (mà Lem thường gọi là thím Bi) gọi đến bảo: “Nhà cháu đối diện nhà thằng cai Nhung là tên chuyên bịt mặt chỉ điểm độc ác đã giết hại biết bao cán bộ chiến sĩ ta. Cháu theo dõi và tìm cách khử hắn để diệt trừ hậu họa…”. Nghe lời thím Bi, Lem ngồi đợi cai Nhung đi làm về vào lúc trời nhá nhem tối.

Thấy cai Nhung xuống xe, Lem gọi: “Thầy Sáu ơi, cho cháu hỏi chút chuyện…”. Nghe có người gọi, cai Nhung dừng lại, ngay lập tức Lem chĩa súng vào bụng ông ta bóp cò. Tiếng súng nổ vang, cai Nhung ngã lăn ra sân bất tỉnh. Tưởng cai Nhung đã chết, Lem vui mừng chạy về báo tin cho mọi người, nào ngờ sáng hôm sau cai Nhung vẫn sống nhăn! Về sau, mọi người mới vỡ lẽ, viên đạn bắn trúng vào dây nịt bằng da rất dày của ông ta nên bị văng ra.

Về các bạn nhỏ mang họ Võ, ông Lem cho biết, Lân và Phụng hy sinh năm 1946 - 1947. Sau ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945, Võ Thành Long được phân công làm trinh sát và liên lạc tại mặt trận cầu Tham Lương (nơi giáp ranh quận Tân Bình và huyện Hóc Môn) để ngăn chặn bước tiến của quân thù. Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”, bà con đã chặt cây cao su làm chướng ngại vật chắn ngang lối đi. Khi địch từ Sài Gòn ra đến cầu Tham Lương, chúng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của quân ta.

“Lúc đó quân ta dùng súng cất giấu và tự chế thuốc nổ chiến đấu với kẻ thù, vậy mà đã giữ vững trận địa được hơn hai tháng trời và tiêu diệt nhiều tên địch khiến chúng phải huy động hỏa lực mạnh buộc ta tạm rút về căn cứ cách mạng tại tỉnh Long An” - ông kể.

Cuộc đời cậu bé nghèo cuốn theo dòng chảy cách mạng. Năm 1954, Võ Thành Long được tập kết ra Bắc học tập. Sau 4 năm, cuối năm 1960, Long được lệnh trở về Nam chiến đấu và lấy bí danh mới là Lê Tiến Nam (có ý nghĩa tiến về Nam). Là đoàn quân thứ hai vượt Trường Sơn vào Nam nên trước khi lên đường, đoàn vinh dự được Bác Hồ đến thăm và dặn dò: “Các cháu về miền Nam để xây dựng lực lượng cách mạng mạnh lên đánh đuổi kẻ thù…”.

Thấm nhuần lời Bác dặn, sau 3 tháng rưỡi vượt Trường Sơn vào đến căn cứ Trung ương Cục miền Nam, ông về công tác tại Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

MINH YẾN

Tin cùng chuyên mục