Đẩy mạnh tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp

Chiều 27-3, báo cáo tại buổi làm việc với đoàn giám sát Quốc hội khóa XIV do đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Trương Văn Lắm cho biết, TPHCM sẽ rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế với mục tiêu đến năm 2021 cắt giảm 10% chi từ ngân sách nhà nước cho các công chức, viên chức.

Vượt hơn 3.000 biên chế được giao

Báo cáo với đoàn giám sát của Quốc hội tại buổi làm việc, ông Trương Văn Lắm nhìn nhận giai đoạn 2011 - 2016 TPHCM chỉ tinh giản được 153 biên chế. “Sự chậm trễ này có nguyên nhân là những điều kiện, tiêu chuẩn để được xét tinh giản biên chế có khó hơn; cơ quan đơn vị đề xuất danh sách tinh giản biên chế không đúng đối tượng quy định”, ông Trương Văn Lắm lý giải.

Với đặc thù của TPHCM rất nặng về quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, báo cáo của UBND TPHCM nêu, hiện TPHCM sử dụng vượt trên 3.000 biên chế được giao, nhưng nếu không có số biên chế vượt này thì với sức ép từ mức độ tăng dân số ngày càng cao TPHCM sẽ không đủ nhân lực hoàn thành nhiệm vụ.

Thủ tục hành chính tốt sẽ tạo nên một lực đẩy mạnh mẽ kinh tế phát triển. Trong ảnh: Ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết hồ sơ tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: ĐỨC TRÍ


Lãnh đạo Sở Nội vụ TPHCM cũng cho biết thêm, hiện tổng số công chức của TPHCM là 12.000 người và khoảng 130.000 viên chức làm việc tại các đơn vị công lập. TPHCM đang tiếp tục tập trung cho việc tinh giản biên chế trong những năm tới. Tuy nhiên, hướng của TPHCM là không giảm người làm việc trong lĩnh vực giáo dục và y tế mà giảm số người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước. “Trường học và bệnh viện ở TPHCM đều quá tải nên TPHCM sẽ đẩy mạnh hoạt động tự chủ tài chính và xã hội hóa ở các lĩnh vực này. Như vậy, ngân sách nhà nước trả cho những viên chức đang hưởng lương từ ngân sách giảm dần, tạo điều kiện cho đơn vị tự chủ kinh phí”, ông Trương Văn Lắm giải thích thêm và thông tin, ngành y tế ở TPHCM có 56 bệnh viện, trong đó 46 bệnh viện có khả năng tự chủ về kinh phí, chưa nói lĩnh vực giáo dục và nhiều lĩnh vực khác có nhiều thuận lợi chuyển sang tự chủ về kinh phí hoạt động.

Kiên trì kiến nghị cơ chế đặc thù cho TPHCM

Ngoài ra, ông Trương Văn Lắm cũng cho rằng, với dân số 13 triệu nên phát sinh rất nhiều mối quan hệ công việc giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân với các cơ quan nhà nước nên TPHCM cũng rất cần quy mô, cơ cấu tổ chức chính quyền phù hợp mới đáp ứng nhu cầu.

Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đề nghị Chính phủ phân cấp cho UBND TP được quyết định số lượng cơ quan chuyên môn, giúp việc cho UBND TP thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ xuất phát từ đặc thù của một đô thị đặc biệt; đồng thời cho phép TP được phân cấp cho chính quyền cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của chính quyền TP, đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho TP trong công tác quản lý nhà nước và phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội của một đô thị đặc biệt.

Nhấn mạnh thêm, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, TPHCM đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính - là một trong 7 chương trình đột phá của thành phố. Thủ tục hành chính tốt sẽ tạo nên một lực đẩy mạnh mẽ kinh tế TP phát triển. TPHCM đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thể chế hóa, giữ vững ổn định bộ máy, không thành lập tổ chức trung gian, phân biệt rõ chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.

“Trong quá trình tổ chức thực hiện, TPHCM chấp hành nhưng vẫn kiên trì kiến nghị Trung ương chuyển một số nhiệm vụ từ cơ quan chuyên môn này sang cơ quan khác cho phù hợp thực tiễn. Việc này với mục đích thúc đẩy sự phát triển của thành phố, đồng nghĩa với việc tạo sự thuận lợi, phục vụ nhất cho doanh nghiệp và người dân” - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh và bày tỏ trong điều kiện hết sức đặc thù như vậy, TPHCM muốn có một cơ chế đặc thù để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Đồng tình với ý kiến của TPHCM, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, TPHCM là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn của cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục… TPHCM có vai trò, vị trí quan trọng, đóng góp lớn cho ngân sách cả nước. Do vậy, TPHCM cần phải có cái riêng biệt trong cách thức tổ chức, vận hành bộ máy cho phù hợp với tính chất đặc thù của TP nên việc tổ chức chính quyền đô thị vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thực hiện. TPHCM cần đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực như y tế, giáo dục. “Không đẩy mạnh xã hội hóa thì bài toán biên chế sẽ không thể nào giải quyết được. Lĩnh vực nào xã hội làm tốt thì chúng ta nên mạnh dạn chuyển giao”, đồng chí Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Kiên trì kiến nghị cơ chế đặc thù cho TPHCM

Ngoài ra, ông Trương Văn Lắm cũng cho rằng, với dân số 13 triệu nên phát sinh rất nhiều mối quan hệ công việc giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân với các cơ quan nhà nước nên TPHCM cũng rất cần quy mô, cơ cấu tổ chức chính quyền phù hợp mới đáp ứng nhu cầu. Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đề nghị Chính phủ phân cấp cho UBND TP được quyết định số lượng cơ quan chuyên môn, giúp việc cho UBND TP thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ xuất phát từ đặc thù của một đô thị đặc biệt; đồng thời cho phép TP được phân cấp cho chính quyền cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của chính quyền TP, đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho TP trong công tác quản lý nhà nước và phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội của một đô thị đặc biệt.

Nhấn mạnh thêm, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, TPHCM đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính - là một trong 7 chương trình đột phá của thành phố. Thủ tục hành chính tốt sẽ tạo nên một lực đẩy mạnh mẽ kinh tế TP phát triển. TPHCM đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thể chế hóa, giữ vững ổn định bộ máy, không thành lập tổ chức trung gian, phân biệt rõ chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. “Trong quá trình tổ chức thực hiện, TPHCM chấp hành nhưng vẫn kiên trì kiến nghị Trung ương chuyển một số nhiệm vụ từ cơ quan chuyên môn này sang cơ quan khác cho phù hợp thực tiễn. Việc này với mục đích thúc đẩy sự phát triển của thành phố, đồng nghĩa với việc tạo sự thuận lợi, phục vụ nhất cho doanh nghiệp và người dân” - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh và bày tỏ trong điều kiện hết sức đặc thù như vậy, TPHCM muốn có một cơ chế đặc thù để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Đồng tình với ý kiến của TPHCM, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, TPHCM là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn của cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục… TPHCM có vai trò, vị trí quan trọng, đóng góp lớn cho ngân sách cả nước. Do vậy, TPHCM cần phải có cái riêng biệt trong cách thức tổ chức, vận hành bộ máy cho phù hợp với tính chất đặc thù của TP nên việc tổ chức chính quyền đô thị vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thực hiện. TPHCM cần đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực như y tế, giáo dục. “Không đẩy mạnh xã hội hóa thì bài toán biên chế sẽ không thể nào giải quyết được. Lĩnh vực nào xã hội làm tốt thì chúng ta nên mạnh dạn chuyển giao”, đồng chí Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Vân Anh

Tin cùng chuyên mục