Chờ các “mảnh” ghép thành một khối VNG

2019 là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của VNG sau 15 năm phát triển từ một công ty phát hành trò chơi trực tuyến tới doanh nghiệp Internet và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Và cũng cần nhìn lại, hôm nay VNG đã làm được những gì, nhất là từ khi khởi sự ở vị trí một công ty chuyên về game...

VNG đang đa dạng các ứng dụng công nghệ để chuyển mình sang công ty công nghệ
VNG đang đa dạng các ứng dụng công nghệ để chuyển mình sang công ty công nghệ

"VNG gắn liền với game, người sử dụng trả tiền để chơi game, điều này như giá trị cốt lõi của công ty này. “Bây giờ công ty này đã đến giai đoạn trưởng thành, chẳng hạn như đối với mảng game truyền thống của chúng tôi muốn phát triển thì phải bước ra khỏi Việt Nam để tiếp tục duy trì tăng trưởng”, ông Lê Hồng Minh, CEO VNG cho hay. Và câu chuyện không chỉ vậy...

Thực tế, VNG đã mang game đi nước ngoài từ lâu. Còn nhớ Khu Vườn Trên Mây xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc; Ủn Ỉn xuất khẩu sang Nhật; MyFish xuất khẩu sang Trung Quốc. Các game này do VNG phát hành và vận hành trực tiếp với sự hỗ trợ rất tốt của các đối tác bản địa. Đáng chú ý doanh thu khi phát hành các game này ở thị trường nước ngoài chiếm 10%... và hiện nay công việc này đang tiếp tục, song ở các hình thức khác như đưa game lên các nền tảng ứng dụng di động toàn cầu như CHPlay, App Store để mọi người đều có thể tải về. Ngày nay, game của VNG vẫn đang trụ vững trên thị trường… 

Chờ các “mảnh” ghép thành một khối VNG ảnh 1

 VNG cũng đang tập trung khá mạnh vào dịch vụ thanh toán ZaloPay. Mới đây nhất, xuyên suốt dịp Tết 2019, lì xì qua ví điện tử ZaloPay đã thu hút hàng loạt người dùng tham gia bởi hình thức độc đáo, mới lạ cùng hàng ngàn giải thưởng hấp dẫn. Chỉ sau gần 1 tháng khởi động chiến dịch tết, ZaloPay đã tăng trưởng 400% tổng số giao dịch thanh toán và lì xì so với hoạt động này của ZaloPay đã tạo cơn sốt lì xì qua ví điện tử... Hiện ZaloPay là một trong những tên tuổi trong “làng” ví điện tử tại thị trường Việt Nam.

VNG cũng tập trung vào dịch vụ đám mây nhắm tới bài toán hạ tầng. Dịch vụ đám mây của VNG thể hiện qua VinaData – công ty thành viên 100% vốn của VNG, hiện đang cung cấp các giải pháp đám mây có thể giải quyết triệt để những bài toán nhức nhối của sự phát triển đô thị như tắc nghẽn giao thông, chất lượng điện/ nước sinh hoạt, rác thải ô nhiễm, giáo dục. Các giải pháp này hướng đến việc xây dựng những thành phố an toàn hơn (thông qua những công nghệ như camera thông minh), những thành phố đáng sống hơn (với các giải pháp tăng cường sức khỏe và môi trường sống cho người dùng) cũng như những thành phố dân trí hơn (các giải pháp giáo dục thông minh).

Chờ các “mảnh” ghép thành một khối VNG ảnh 2

Zalo là một cái tên gắn liền với VNG, đáng chú ý ngoài tính năng là mạng xã hội hay ứng dụng OTT thì nền tảng Zalo vào hành chính công đang phát triển khắp các tỉnh thành phần nào cho thấy kết quả chuyển mình 15 năm qua của VNG. Mới đây nhất, Tỉnh Cà Mau đã chính thức ứng dụng Zalo vào công tác cải cách hành chính. Theo đó người dân có thể nộp hồ sơ trực tiếp trên Zalo bằng cách gửi ảnh là điểm nổi bật của dịch vụ mà Cà Mau đang triển khai. Đến ngày hẹn người dân chỉ cần cầm giấy tờ gốc đến trung tâm hành chính để đối chiếu và nhận kết quả. Tính đến tháng 3-2019, trên cả nước đã có 34 tỉnh, thành ứng dụng Zalo vào mô hình cải cách hành chính, đơn giản hóa giấy tờ thủ tục và đem lại sự tiện lợi phục vụ người dân một cách tốt nhất.

Hàng loạt công nghệ mới như Hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống đỗ xe thông minh, cửa hàng tiện ích 24h hay máy karaoke thanh toán bằng QR code… đã được Công ty cổ phần VNG mang đến trình diễn qua nhiều sự kiện công nghệ. Gần đây nhất tại Sự kiện Internet Day, cho thấy những trải nghiệm đổi thay mà Internet đã mang lại cho đời sống người dân Việt Nam trong suốt 20 năm qua các công nghệ như hệ thống quản lý bãi xe thông minh – Smart Parkin; Camera giám sát thông minh; Hệ thống chiếu sáng thông minh – Smart Lighting; Gương thông minh – Smart Mirror... 

Chờ các “mảnh” ghép thành một khối VNG ảnh 3

Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí một cách tiện lợi hơn, VNG còn có các dịch vụ được tích hợp ứng dụng thanh toán di động ZaloPay như cửa hàng tiện lợi di động 24h, Food Court 24h, quầy hát karaoke 24h… Cùng đó là với các giải pháp thực tế ảo (VR), trí tuệ nhân tạo, IoT đang là hướng đi chiến lược mà VNG đẩy mạnh để tạo ra sự khác biệt, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh khi “Go Global” – tiến ra các thị trường khu vực và quốc tế.  Các sản phẩm công nghệ trên đang là xu hướng công nghệ mới của doanh nghiệp Việt Nam, kỳ vọng sẽ có cơ hội cạnh tranh một cách tương đối sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, đó cũng chính là mong muốn của VNG. 

Theo như ông Lê Hồng Minh, CEO VNG, Internet Việt Nam đang chuyển dịch từ không gian online sang không gian vật lý (không gian thật). Nếu chúng ta nhìn vào các công ty lớn trên thế giới, trừ Amazon, thì Google, Facebook, các công ty game… đều có các sản phẩm ban đầu là online, mô hình kinh doanh kiếm tiền bằng quảng cáo trên các nền tảng của mình mà thôi. Trong tầm nhìn ấy, VNG cũng đang chuyển dịch từ không gian online sang không gian vật lý, tuy vậy, vẫn cần phải có thời gian để ghép những mảnh ghép lại với nhau thành một khối hoàn thiện, như kỳ vọng “Internet làm thay đổi cuộc sống”. 

Chờ các “mảnh” ghép thành một khối VNG ảnh 4
Nên có thể nhìn VNG là một công ty Game đang chuyển mình sang công ty công nghệ, điều này khác xa với việc công ty khởi sự từ nền tảng ban đầu là chuyên về công nghệ để tạo ra những sản phẩm công nghệ và đang chờ các mảnh ghép thành một khối VNG... nên rất cần sự kiên trì lẫn kỳ vọng dài lâu, chứ 15 năm chưa phải là đủ. 

Tin cùng chuyên mục