Chương trình học bổng Nguyễn Văn Hưởng năm 2011 - Nỗ lực của các em là chính

Ngày 28-6, Báo SGGP sẽ phối hợp với Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và ĐH Y Dược TPHCM trao học bổng Nguyễn Văn Hưởng cho các sinh viên ngành y năm 2011 tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 13 năm qua, nhiều thế hệ sinh viên đã ra trường, tiếp nối sự nghiệp mà bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng để lại. Nhân dịp này, phóng viên Báo SGGP đã có buổi gặp gỡ cùng bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đơn vị tổ chức lễ trao học bổng Nguyễn Văn Hưởng năm 2011, để tìm hiểu thêm về tình hình sinh viên trường hiện nay.
Chương trình học bổng Nguyễn Văn Hưởng năm 2011 - Nỗ lực của các em là chính

Ngày 28-6, Báo SGGP sẽ phối hợp với Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và ĐH Y Dược TPHCM trao học bổng Nguyễn Văn Hưởng cho các sinh viên ngành y năm 2011 tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 13 năm qua, nhiều thế hệ sinh viên đã ra trường, tiếp nối sự nghiệp mà bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng để lại. Nhân dịp này, phóng viên Báo SGGP đã có buổi gặp gỡ cùng bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đơn vị tổ chức lễ trao học bổng Nguyễn Văn Hưởng năm 2011, để tìm hiểu thêm về tình hình sinh viên trường hiện nay.

Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong giờ thực tập.

Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong giờ thực tập.


° PV: Xin ông cho biết việc trao học bổng năm nay diễn ra thế nào?
° BS NGUYỄN THẾ DŨNG: Năm nay Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đề nghị với Ban quản lý Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng tổ chức lễ trao học bổng tại trường, nhằm mục đích tuyên truyền cho các sinh viên khác phấn đấu thêm. Và trường đã giao công tác tổ chức cho Đoàn Thanh niên phát huy vai trò của mình. Việc làm này giúp các em không chỉ quan tâm đến giá trị mà còn quan tâm đến ý nghĩa của học bổng.
° Sinh viên năm nay có gặp khó khăn so với những năm trước?
° Dù học phí không thay đổi, nhưng do kinh tế sa sút, vật giá leo thang, nên đời sống sinh viên chật vật khó khăn hơn. Mặt khác, tuy sinh viên trường đa phần sống ở thành phố nhưng lại là gia cảnh khó khăn, nhất là các em học trung cấp điều dưỡng, đa phần nhà ở các huyện vùng ven thành phố như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn. Năm 2010, có khoảng hơn 100 em còn nợ học phí.
° Vậy trường có hướng gì giúp các em?
° Trường đã vận động nhiều quỹ học bổng giúp các em, trong đó mạnh nhất vẫn là học bổng Nguyễn Văn Hưởng, bởi số lượng nhiều, giá trị từ ba đến năm triệu đồng/học bổng. Tôi nghĩ, cái chính vẫn là nỗ lực của các em phấn đấu để đạt được học bổng, vượt qua khó khăn, đạt đến tương lai của mình.
° Ông có thể nói sơ nét về công tác tuyển chọn học bổng Nguyễn Văn Hưởng năm nay?
° Chúng tôi làm công tác này qua ba bước. Bước một là ban cán sự lớp cùng giáo viên chủ nhiệm chọn lọc trước. Bởi hơn ai hết, họ là những người gần gũi nhất với sinh viên, nắm được hoàn cảnh thực tế của các em và đề xuất danh sách. Bước hai là phòng đào tạo và ban giám hiệu xét duyệt. Bước này rà soát trên kết quả học tập, lý lịch của các em để chọn ra những em xứng đáng. Bước ba, chuyển qua Báo Sài Gòn Giải Phóng để kiểm tra xem có đúng với tiêu chí của học bổng hay không và ra quyết định cuối cùng. Do ba bước chặt chẽ nên các em đạt học bổng hoàn toàn xứng đáng.
° Trường có kiến nghị gì với Ban quản lý quỹ?
° Trường luôn ghi nhận công lao xây dựng và duy trì Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng suốt 13 năm nay của Báo Sài Gòn Giải Phóng và ban quản lý, đó là điều đáng quý. Dù rằng kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng không vì thế mà các y bác sĩ tương lai dừng lại. Họ vẫn tiếp tục học tập và phấn đấu. Vì vậy chúng tôi mong rằng, nhiều mạnh thường quân hãy cùng chung tay góp sức xây dựng Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng ngày một mạnh hơn vì tương lai ngành y chúng ta.
XUÂN NGHĨA

Tin cùng chuyên mục