Có gì đặc biệt ở nhà máy đầu tiên của Việt Nam ép cam, nhãn?

Lần đầu tiên Việt Nam sẽ có một nhà máy chế biến nước ép, nước cô đặc từ cam, long nhãn với dây chuyền công nghệ hàng đầu từ Ý và Đức.

Công nghệ “nguồn” đỉnh cao

Ngày 25-1 mới đây, Tập đoàn TH tiếp tục khởi công Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao Sơn La trên khu đất rộng 4,9ha đã được bàn giao giai đoạn I, trên tổng diện tích đất quy hoạch toàn dự án là 14,03ha, với tổng mức đầu tư Dự án lên tới 1.200 tỷ đồng. Đặc biệt, đây là nhà máy đầu tiên của Việt Nam chế biến nước ép và cô đặc từ cam và  nhãn.
Theo tính toán, công suất giai đoạn đầu của dự án được thiết kế 100 tấn quả/ngày, tương đương 30.000 tấn/năm. Dự kiến, ở thời kỳ đầu, các sản phẩm nước ép và cô đặc sẽ được bán buôn cho các nhà máy sản xuất nước hoa quả và các sản phẩm có thành phần từ hoa quả khác. Trong giai đoạn tiếp theo, nhà máy sẽ trực tiếp đóng gói sản phẩm nước ép nguyên chất để cung cấp tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Khi đánh giá về Dự án Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao Sơn La, bà Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh về dây chuyền công nghệ mà Tập đoàn TH đã lựa chọn. Đó là công nghệ trích ly hiện đại nhất trên thế giới do tổng thầu là công ty Riekermann GMBH của Đức lắp đặt.

Toàn bộ thiết bị được sản xuất bởi hãng Bertuzzi của Ý, đơn vị sản xuất thiết bị chế biến hoa quả chuyên dụng số 1 thế giới hiện nay.

“Tôi gọi đây là công nghệ nguồn – là cái gốc để chế biến ra những sản phẩm chất lượng đỉnh cao”, bà Tòng Thị Phóng nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng ( thứ 6 từ trái qua) cùng Lãnh đạo tỉnh Sơn La và Tập đoàn TH tại lễ khởi công
 Chắt chiu nguồn dưỡng chất tự nhiên trong từng sản phẩm

 Phân tích về những ưu điểm nổi bật của “công nghệ nguồn”, ông Hans Juergen Wichmann cho biết: “Công nghệ này được thiết kế, lựa chọn để phù hợp với từng loại quả, giúp cho chất lượng và đặc tính tự nhiên của mỗi sản phẩm như cam hay long nhãn… được giữ nguyên như trước khi đưa vào chế biến. Đặc biệt, toàn bộ quy trình sản xuất không sử dụng bất cứ hóa chất, chất bảo quản nào mà vẫn có đảm bảo độ tươi ngon nhờ vào công nghệ tiệt trùng với các thiết bị chuyên dụng, hiện đại”.  

Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao Sơn La trở thành điểm nhấn trong tiến trình xây dựng hệ sinh thái thực phẩm sạch, hữu cơ, chế biến các dòng sản phẩm “hoàn toàn từ thiên nhiên”, TH cũng kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm đầu vào.
Có gì đặc biệt ở nhà máy đầu tiên của Việt Nam ép cam, nhãn? ảnh 2 Phối cảnh 3D của nhà máy sẽ hình thành trong tương lai
Tập đoàn định hướng liên kết với các hộ nông dân để tạo vùng nguyên liệu thông qua mô hình của các hợp tác xã nông nghiệp. TH dự kiến xây dựng đội ngũ chuyên viên giám sát, chuyển giao kỹ thuật đến từng HTX để có loại quả đạt chất lượng cao nhất khi nhập về nhà máy.
Với công nghệ đi đầu cùng tiêu chí sản phẩm luôn “tươi, ngon, bổ dưỡng”, Tập đoàn TH đang dần hiện thực hóa giấc mơ mang lại sức khỏe tốt nhất cho người Việt. Tập đoàn chắc chắn sẽ thành công khi chinh phục thị trường xuất khẩu khó tính bởi nhu cầu tiêu dùng xanh, sạch đang trở thành xu hướng chung trên toàn thế giới.
 Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), dự kiến tới năm 2020, Việt Nam phát triển khoảng 900 ngàn ha đất trồng cây ăn quả nâng sản lượng trái cây khoảng 11,3 triệu tấn. Nếu không có công nghệ chế biến, hoa quả Việt Nam sẽ khó có thể đạt được mục tiêu trên và gia tăng giá trị sản xuất cho người nông dân.

Tin cùng chuyên mục