Cơ hội cho Eurozone

Trong cuộc gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thủ đô Berlin ngày 11-3, các nhà lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã kêu gọi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) phải tiếp tục thực hiện các cải cách và thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt hơn nữa. Đây là lần đầu tiên, các tổ chức tài chính và kinh tế toàn cầu đồng loạt hối thúc Eurozone phải có “bước dấn thân” mới, trong bối cảnh tình trạng của khu vực này đang đặt ra nhiều gánh nặng đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cơ hội cho Eurozone

Trong cuộc gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thủ đô Berlin ngày 11-3, các nhà lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã kêu gọi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) phải tiếp tục thực hiện các cải cách và thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt hơn nữa. Đây là lần đầu tiên, các tổ chức tài chính và kinh tế toàn cầu đồng loạt hối thúc Eurozone phải có “bước dấn thân” mới, trong bối cảnh tình trạng của khu vực này đang đặt ra nhiều gánh nặng đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Châu Âu cần tranh thủ thời cơ để nền kinh tế thoát khỏi trì trệ

Thất nghiệp tăng cao

Các tổ chức trên cho rằng mặc dù các nước Eurozone đã có nhiều cố gắng để nâng cao năng suất lao động và việc làm, cũng như cải thiện được vấn đề ngân sách, nhưng những nỗ lực của Eurozone cần hướng tới giải quyết một số vấn đề đang nổi lên như tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, việc tái cơ cấu nền kinh tế và liên kết khu vực.

Theo Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde, nền kinh tế các nước công nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng song kết quả chưa cao, trong khi điều đáng lo ngại hiện nay là tăng trưởng của các nước đang phát triển có xu hướng chậm lại và những nước nghèo hầu như không tăng trưởng. Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng, tăng trưởng của khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã tốt hơn nhiều so với những năm trước, nhưng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Các nguy cơ địa chính trị đang gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới, vấn đề này đặt ra nhiều gánh nặng đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Về các thỏa thuận thương mại mới, Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết tính riêng trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) hiện đã có hơn 90 hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực đã ký hoặc đang được bàn thảo nằm ngoài khuôn khổ của WTO. Theo ông Azevedo, đây là một diễn biến rất đáng lưu tâm và WTO đang theo dõi sát tiến trình ký kết và triển khai của các hiệp định này.

Thừa mứa đồng EUR

Cuộc họp giữa các tổ chức tài chính và kinh tế toàn cầu với đại diện Đức - đầu tàu của nền kinh tế châu Âu - diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu suy yếu, còn đồng USD tiếp tục đà tăng giá ấn tượng lên đến đỉnh điểm trong hơn 1 thập kỷ qua so với đồng EUR.

Trong phiên giao dịch sáng 12-3 (giờ Việt Nam), tỷ giá trao đổi giữa hai đồng tiền này là 1,0535 USD/1 EUR - mức thấp nhất của đồng EUR trong 12 năm qua. Nhiều chuyên gia nhận định nguyên nhân dẫn tới sự tăng giá của đồng bạc xanh là khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thực hiện các chính sách khác biệt với các ngân hàng trung ương lớn khác và thời điểm nâng lãi suất sẽ vào giữa năm nay và sau khi, ngày 9-3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khởi động chương trình nới lỏng tiền tệ bằng chương trình mua vào trái phiếu khổng lồ với quy mô 1.200 tỷ USD nhằm nỗ lực cứu nền kinh tế trì trệ của khu vực.

Ít chuyên gia kinh tế nào có thể lường trước việc đồng EUR lại mất giá nhanh và mạnh đến vậy (11%) trong thời gian từ đầu năm đến nay. Ngày 11-3, ngân hàng Đức Deutsche Bank dự báo tỷ giá đồng EUR xuống còn 1 EUR đổi 1 USD trong thời gian từ nay tới cuối năm và sẽ tiếp tục mất giá xuống mức 0,85 USD “ăn” 1 EUR trong thời gian đến năm 2017. Về lý thuyết, một khi đồng EUR yếu sẽ giúp tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Eurozone trên thị trường toàn cầu, theo đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Đồng EUR mất giá sẽ khuyến khích các nhà đầu tư châu Âu mua các tài sản nước ngoài, chẳng hạn trái phiếu kho bạc Mỹ.

Theo chuyên gia kinh tế George Saravelos của  Deutsche Bank, trong vòng 2 năm tới, không loại trừ một luồng vốn sẽ thoái khỏi thị trường châu Âu để tìm kiếm những thị trường có mức lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là Mỹ, nơi nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong dự báo mới nhất của mình, ông Saravelos cũng cho rằng thời kỳ của cái gọi là “thừa mứa đồng EUR” (Euroglut) đã tiến triển nhanh hơn dự đoán. Cũng có khả năng giảm phát sẽ quay lại khu vực, nếu con tàu châu Âu không “nhấn ga” lúc này.

HẠNH CHI (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục