Cũ và mới

Từ sau khoảng 1 năm có hiệu lực và được triển khai Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt Thông tư 23), quy định cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng có tuổi đời trên 10 năm, vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp vì cho rằng những quy định này chưa hợp lý với tình hình thực tế tại Việt Nam. 
Quy định cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng có tuổi đời trên 10 năm, vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp
Quy định cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng có tuổi đời trên 10 năm, vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp
Không ít ý kiến của chuyên gia cũng như phản ánh của doanh nghiệp, đối với những máy móc thiết bị được sản xuất từ các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... vẫn vận hành hiệu quả, dù có tuổi đời trên 20 năm. Ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, cho hay không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam mà kể cả những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm tại đây cũng bị vướng những quy định của Thông tư 23. 

Nhật Bản là một trong những nước có kỹ thuật và kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí chính xác, máy công cụ và gia công kim loại. Việc ứng dụng những sản phẩm vượt bậc của Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao sự phát triển trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản. Dự báo, bên cạnh các doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào Việt Nam trong nhiều năm qua, làn sóng đầu tư của Nhật Bản sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam chủ yếu thông qua doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản sẽ tập trung mở rộng thị trường Việt Nam bằng nhiều phương thức đầu tư đa dạng như tăng cường hoạt động liên doanh, tham gia chuỗi cung ứng, kết nối giao thương, xuất nhập khẩu... Đặc biệt, các tập đoàn lớn của Nhật Bản luôn tìm kiếm các nhà cung ứng đạt chất lượng và đảm bảo thời gian, trong đó mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng ngành.

Ngoài ra, đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng đối với lĩnh vực máy móc công cụ cơ khí chính xác và gia công kim loại, bà Chang Shiao Chien, Phó giám đốc phát triển thị trường của Hiệp hội Phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA), cho rằng: “Với xu hướng công nghiệp 4.0, ngành máy công cụ Đài Loan đã kết hợp với những thế mạnh của ngành công nghệ thông tin trong nước, dồn toàn lực phát triển máy móc thông minh sẽ góp phần làm đa dạng thị trường máy công cụ tại Việt Nam. Ngành máy công cụ Đài Loan đã phát triển đến nay hơn 60 năm, sở hữu một hệ thống chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ toàn cầu, có giá trị xuất khẩu lớn thứ 5 trên thế giới”. 

Ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam nói chung và ngành cơ khí nói riêng, đang tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông Trần Việt Dũng, Phó giám đốc Công ty Tổ chức triển lãm - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: Tương tự như các lĩnh vực kinh tế khác, ngành cơ khí - chế tạo đang đứng trước sức ép phải đổi mới và tăng năng lực cạnh tranh để thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, nhằm vượt qua những rào cản về máy móc kỹ thuật, doanh nghiệp Việt Nam cần được tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ và tham gia chuỗi giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục