Cuộc tìm kiếm không gian bên ngoài của Ấn Độ: Từ Aryabhata tới Mangalyaan

Đầu năm tới, Ấn Độ có kế hoạch đưa sứ mệnh thứ hai lên Mặt trăng, Chandrayaa-2 bao gồm việc đáp xuống Mặt trăng trên một chiếc máy bay nội địa. 
Cùng với thời điểm Ấn Độ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mình, đất nước đã bước vào kỷ nguyên vàng của công nghệ vũ trụ, các lĩnh vực như truyền hình vệ tinh, ngân hàng, phát triển TP thông minh, dự báo thời tiết, điện thoại thông minh, quản trị điện tử, điều hướng vệ tinh đều hướng đến triển vọng công nghệ cao nhằm giúp đời sống thường ngày thoải mái hơn.
Hành trình ISRO
Theo nhà báo Pallava Bagla, tác giả của cuốn sách Vươn đến các vì sao: Hành trình của Ấn Độ tới Sao Hỏa và vùng lân cận, cuộc tìm kiếm không gian của Ấn Độ đã được Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), thành lập vào năm 1969, tiến hành và hiện nay có ngân sách hàng năm khoảng 1,4 tỷ USD. Đất nước này có một chòm sao của 44 vệ tinh trên quỹ đạo và bây giờ có thể tự phóng đến 4 tấn vệ tinh truyền thông vào quỹ đạo.
Điều này mang đến cho Ấn Độ khả năng vô tận về công nghệ vũ trụ từ việc chế tạo các vệ tinh riêng để phóng tên lửa của riêng mình và thậm chí đã phóng vệ tinh Mangalyaan hoặc phi thuyền Mars Orbiter Mission do Ấn Độ chế tạo tới Sao Hỏa trên chặng đường dài hơn 200 triệu km.
Hành trình cho ISRO bắt đầu từ làng chài Thumba ở bờ biển Arab, nơi các nhà khoa học sử dụng một nhà thờ để thiết lập các bệ phóng tên lửa đầu tiên. Các tên lửa đầu tiên được chở trên những chiếc xe đạp và vệ tinh đầu tiên được đưa vào xe bò.
Cuộc tìm kiếm không gian bên ngoài của Ấn Độ: Từ Aryabhata tới Mangalyaan ảnh 1 Tàu thăm dò sao Hỏa Mangalyaan
Ngày nay, tên lửa hạng nặng hàng đầu của Ấn Độ là Phương tiện phóng Vệ tinh Mk III (GSLV MK III), còn được gọi Bahubaali, có trọng lượng 640 tấn, tương đương hơn 200 con voi trưởng thành. Tên lửa này đã được ra mắt vào ngày 5-6-2017 khi nó phóng một vệ tinh truyền thông GSAT-19 vào quỹ đạo.
Vệ tinh đầu tiên do Ấn Độ phóng đã trở lại vào năm 1972, khi vệ tinh Aryabhata 360 được đặt tên theo nhà toán học huyền thoại của Ấn Độ, được đưa lên quỹ đạo từ Liên Xô cũ.
Vệ tinh khoa học vũ trụ này đã mở đường cho ISRO tiếp cận các vì sao. Trong vài tháng tới, Ấn Độ hy vọng sẽ phóng vệ tinh nặng nhất từ trước đến nay GSAT-11 có trọng lượng khoảng 5.725kg.
Qua việc phóng Bahubaali, cơ quan không gian Ấn Độ đã bước vào một thế giới mới, đang hướng tới mục tiêu tạo ra dấu ấn của mình trên thị trường khai phóng hạng nặng trị giá hàng tỷ USD của thế giới. 
ISRO đã chuẩn bị kế hoạch đưa một phi hành đoàn gồm 2-3 thành viên vào không gian ngay khi chính phủ phê duyệt chi khoảng 3-4 tỷ USD. ISRO hy vọng Thủ tướng Modi có thể muốn để lại dấu ấn của mình trong lịch sử bằng cách bắt đầu chương trình đưa con người bay vào không gian trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào năm 2019.
Ấn Độ sẽ trở thành nước thứ tư sau Nga, Mỹ và Trung Quốc có chương trình đưa con người bay vào không gian. Đặc biệt, ISRO khẳng định người Ấn Độ đầu tiên đi vào không gian có thể là phụ nữ! 
Ấn Độ đã có 2 tên lửa hoạt động Polar Satellite Launch Vehicle (PSLV) có thể đưa các vệ tinh 1,5 tấn vào không gian và là phương tiện được ưa chuộng nhất cho  nhiệm vụ đầu tiên của Ấn Độ với Mặt trăng và sao Hỏa.
Thứ hai, vệ tinh Geosynchronous Launch Mark II có thể dời được 2 lớp vệ tinh. Giữa 2 tên lửa, ISRO đã thực hiện 50 lần phóng và thậm chí gần đây đã giành được một kỷ lục thế giới bằng việc đặt thành công 104 vệ tinh trên quỹ đạo, đánh bại kỷ lục cũ nâng 39 vệ tinh trong một nhiệm vụ duy nhất của Nga.
Ngoại giao không gian
Năm nay, Ấn Độ đẩy mạnh ngoại giao không gian chưa từng có. Trước hết là món quà trị giá 450 triệu bảng cho người Nam Á. Ấn Độ đã ghi dấu rất độc đáo trong vũ trụ khi New Delhi “tặng” một con chim nặng cân trên bầu trời cho hàng xóm qua South Asia Satellite (Vệ tinh Nam Á). Đây là món quà vệ tinh truyền thông cho các nước láng giềng sử dụng miễn phí. South Asia Satellite nặng 2.230kg, là một vệ tinh truyền thông. Điểm độc đáo của vệ tinh này là trải dài khắp Nam Á.
Hệ thống Vệ tinh Nam Á có 12 bộ thu tín hiệu Ku mà các nước láng giềng của Ấn Độ có thể sử dụng để tăng cường truyền thông. Mỗi quốc gia sẽ có quyền truy cập vào ít nhất một hệ thống tiếp sóng mà thông qua đó, họ có thể phát chương trình riêng của mình và cũng có thể có chung “lập trình Nam Á”. Mỗi quốc gia đang phát triển cấu trúc hạ tầng cơ sở của mình, mặc dù Ấn Độ sẵn sàng mở rộng hỗ trợ và cách thức.
Theo chính phủ, vệ tinh sẽ cho phép các nước láng giềng áp dụng hàng loạt các ứng dụng, dịch vụ trong các lĩnh vực ứng dụng viễn thông và phát sóng. Truyền hình, trực tiếp tới nhà (DTH), thiết bị đầu cuối khẩu độ rất nhỏ (VSATs), hỗ trợ giáo dục từ xa, y tế từ xa và quản lý thiên tai.
Vệ tinh cũng có khả năng cung cấp đường dây nóng an toàn giữa các quốc gia tham gia, bởi vì đây là khu vực rất dễ bị động đất, lốc xoáy, lũ lụt, sóng thần. Vệ tinh có thể giúp cung cấp các liên kết truyền thông quan trọng khi xảy ra thiên tai.
Ngoài Pakistan đã chọn không tham gia, các nước còn lại trong 7 nước thuộc Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) là Afghanistan, Nepal, Bhutan, Maldives, Bangladesh và Sri Lanka là một phần của sứ mệnh này. 
Vào năm 2013, Ấn Độ đã phóng Mangalyaan, sứ mệnh đầu tiên của đất nước đến sao Hỏa. Vào ngày 24-9-2014, nó đã đi vào quỹ đạo của sao Hỏa và Ấn Độ đã tạo ra dấu ấn trong lịch sử toàn cầu bằng việc trở thành quốc gia đầu tiên chạm đến quỹ đạo của sao Hỏa, vượt qua các gã khổng lồ toàn cầu như Mỹ và Nga.
Được chế tạo cho sứ mệnh ngắn ngủi 180 ngày trong năm nay, Mangalyaan đã hoàn thành 1.000 ngày trong quỹ đạo, tiếp tục phát dữ liệu và một số hình ảnh của sao Hỏa đẹp đến nỗi những hình ảnh này xuất hiện trên trang bìa của Tạp chí National Geographic.
Đầu năm tới, Ấn Độ có kế hoạch đưa sứ mệnh thứ hai lên Mặt trăng, Chandrayaa-2 bao gồm việc đáp xuống Mặt trăng trên một chiếc máy bay nội địa. Tiếp tục sứ mệnh thăm dò liên hành tinh cũng được lên kế hoạch cho sao Kim và một chuyến tái viếng thăm sao Hỏa.
Chuyến bay vào không gian của con người cũng sắp diễn ra, tên lửa mới nhất của Ấn Độ GSLV Mk III có thể là phương tiện Ấn Độ chọn để đưa người Ấn vào vũ trụ, từ đất Ấn Độ và sử dụng tên lửa Ấn Độ.
Đây chỉ là khởi đầu cho việc vươn đến các vì sao và khám phá những kỳ quan của vũ trụ đang ở phía chân trời. Bất luận thế nào, người dân Ấn Độ vẫn tiếp tục được hưởng những lợi ích lớn nhất từ khả năng của Ấn Độ trong lĩnh vực không gian.

Tin cùng chuyên mục