ĐBSCL: “Lũ mặn” ngày càng cực đoan

(SGGP).- “Một số nơi độ mặn đo được đã lên đến 9‰. Mặn sẽ theo các triền sông xâm nhập sâu vào đất liền trong tháng 4-2014. Tỉnh đã chuẩn bị đối phó với tình trạng nước mặn lấn sâu vào kinh xáng Xà No, trực tiếp đe dọa đến nguồn nước ngọt cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân TP Vị Thanh”, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết vào chiều 30-3. Hậu Giang đã sẵn sàng các phương án xuống đập thời vụ và đóng cống để ngăn mặn.

(SGGP).- “Một số nơi độ mặn đo được đã lên đến 9‰. Mặn sẽ theo các triền sông xâm nhập sâu vào đất liền trong tháng 4-2014. Tỉnh đã chuẩn bị đối phó với tình trạng nước mặn lấn sâu vào kinh xáng Xà No, trực tiếp đe dọa đến nguồn nước ngọt cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân TP Vị Thanh”, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết vào chiều 30-3. Hậu Giang đã sẵn sàng các phương án xuống đập thời vụ và đóng cống để ngăn mặn.

Ghi nhận tại các tỉnh ven biển, như: Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu… cũng cho thấy độ mặn năm nay đều cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tại Cà Mau độ mặn lên đến khoảng 30‰.

Trong những năm gần đây, khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng ở ĐBSCL. Theo đó, tình trạng “lũ mặn” vào mùa khô ngày càng gay gắt. Hậu quả là tình trạng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt ngày càng gia tăng. Nhiều nơi người dân phải mua nước ngọt sinh hoạt với giá gần 200.000 đồng/m³. Trong khi đó, tình trạng khô hạn kèm theo nắng nóng làm hàng ngàn hécta nuôi tôm sú, đất lúa của người dân thiệt hại nặng nề.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay ĐBSCL có trên 100.000ha đất sản xuất nông nghiệp bị “lũ mặn” đe dọa, gây thiệt hại.

CAO PHONG

Khánh Hòa: Hàng trăm khối gỗ lậu tồn kho

(SGGP).- Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện kho của chi cục này đang chứa hơn 100m3 gỗ lậu các loại, tịch thu được từ các vụ bắt lâm tặc khai thác, vận chuyển trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên, số gỗ này đã qua 2 lần bán đấu giá nhưng vẫn chưa xong, vì một số loại gỗ được định giá cao hơn thị trường.

Ông Nguyễn Khương, Phó phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, cho biết số gỗ này đủ các nhóm, trong đó có nhiều loại gỗ quý thuộc nhóm I, II, IIA. Trước đây, Hội đồng định giá tỉnh đã 2 lần định giá, nhưng do giá cao nên chưa bán được. Ví dụ như gỗ pơmu (nhóm I) được áp giá 1,6 triệu đồng/khối, trong khi giá thị trường thấp hơn, khoảng 1 triệu đồng.

Ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã chỉ đạo Hội đồng định giá tỉnh xem xét điều chỉnh giá bán hợp lý.

VĂN NGỌC

Tin cùng chuyên mục