Đề xuất mô hình hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu

Ngày 3-10, Sở KH - CN TPHCM đã tổ chức Hội thảo “Mô hình khung hợp tác, thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”. 
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: VOH
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: VOH

Tại hội thảo, đại diện các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp KH-CN cùng nhau chia sẻ về những khó khăn trong thương mại hóa sản phẩm như nguồn vốn khó giải ngân, không có quỹ đất, nhiều bất cập khi lập quỹ KH-CN trong doanh nghiệp, chính sách khuyến khích…. Theo ông Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở KH-CN, những khó khăn trên là có thật và đang kìm hãm doanh nghiệp, nhà khoa học.

Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý SHTP, để giải quyết các khó khăn trên, cần một số cơ chế, chính sách có tính khuyến khích hơn. Cụ thể, Thông qua chương trình kích cầu đầu tư để hỗ trợ lãi suất cao hơn cho những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; chính sách hỗ trợ để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu - triển khai trong doanh nghiệp trên cơ sở kết nối với các viện, trường; đồng thời có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập tại các nhà máy, giảng viên tại các dự án của doanh nghiệp.

Từ kết quả khá thành công của 3 mô hình hợp tác về công nghiệp và KH-CN giữa Việt Nam với các TP của Hàn Quốc là Daegu, Busan và Jeon, ông Jason Rim, chuyên gia đang làm việc tại Khu Công nghê cao TPHCM (SHTP), nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của trung tâm xúc tiến đầu tư. Theo đó, trung tâm có chức năng hỗ trợ việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động tiếp thị sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường.

Tin cùng chuyên mục