Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và đại học khoảng 70%

Trong phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã thảo luận về Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Sau khi Chiến lược được ban hành, ngành Giáo dục – Đào tạo sẽ triển khai nhiều đề án quan trọng để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục – Đào tạo, trong đó có đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 với tổng vốn lên đến 70.000 tỷ đồng.
Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và đại học khoảng 70%

(SGGPO). - Trong phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã thảo luận về Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Sau khi Chiến lược được ban hành, ngành Giáo dục – Đào tạo sẽ triển khai nhiều đề án quan trọng để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục – Đào tạo, trong đó có đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 với tổng vốn lên đến 70.000 tỷ đồng.

Lớp sửa chữa xe gắn máy tại Trung tâm dạy nghề quận 11. Ảnh: Mai Hải

Lớp sửa chữa xe gắn máy tại Trung tâm dạy nghề quận 11. Ảnh: Mai Hải

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển; chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ; công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện; công tác quản lý giáo dục có bước chuyển tích cực theo hướng chuẩn hóa... song cũng còn không ít yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 xác định rõ mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam là tập trung nâng cao chất lượng toàn diện, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; nhấn mạnh đến việc “dạy người”, đồng thời với “dạy chữ” và dạy nghề…

Chiến lược xác định 7 giải pháp bao gồm: đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục.

Sau khi thảo luận, Chính phủ yêu cầu Chiến lược cần thể hiện cụ thể hơn các mục tiêu về giáo dục đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI, đồng thời bám sát những vấn đề hiện còn nhiều bất cập được xã hội đặc biệt quan tâm, bức xúc, như chất lượng đào tạo nhất là công tác giáo dục phổ thông, dạy nghề, đào tạo đại học... Với những vấn đề này, Chiến lược phải đưa ra được hướng giải quyết có sự đồng thuận của xã hội. Chính phủ giao Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp thu các ý kiến của thành viên Chính phủ, tiếp tục bổ sung hoàn thiện bản Chiến lược, sau đó gửi lấy ý kiến thành viên Chính phủ và Hội đồng Giáo dục Quốc gia họp góp ý kiến trước khi trình Thủ tướng ký ban hành.

Các mục tiêu cơ bản của Chiến lược gồm: Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015, đến năm 2020 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.

-Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, Trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn Trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.

-Đến năm 2020, có 25% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và 30% tốt nghiệp Trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo khoảng 350-400 trên một vạn dân; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%.

PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục