Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Những giá trị lịch sử và thời đại

Nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy Đại học Quốc gia TPHCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Những giá trị lịch sử và thời đại” vào ngày 28-8. Đã có 76 tham luận gửi về ban tổ chức. Các tham luận trình bày tại hội thảo đã góp phần làm sáng rõ những giá trị lịch sử và thời đại của Di chúc.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Những giá trị lịch sử và thời đại

Nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy Đại học Quốc gia TPHCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Những giá trị lịch sử và thời đại” vào ngày 28-8. Đã có 76 tham luận gửi về ban tổ chức. Các tham luận trình bày tại hội thảo đã góp phần làm sáng rõ những giá trị lịch sử và thời đại của Di chúc.

Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, đã dẫn ra câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Chủ tịch Hồ Chí Minh để khắc họa chân dung một nhân cách lớn lao, cao thượng: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Chỉ bấy nhiêu điều đó thôi cũng đủ nói lên nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh – nhà văn hóa lỗi lạc của nhân loại thế kỷ 20.

Nhân cách vĩ đại đó còn được thể hiện trong bản Di chúc của Người – một văn kiện mang giá trị tinh thần to lớn để lại cho nhân dân Việt Nam. Những giá trị mang tính thực tiễn và lịch sử trong bản Di chúc Bác Hồ được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho là một hiện tượng văn hóa kỳ diệu và cao thượng trong thế kỷ 20 của nhân dân Việt Nam và nhân loại.

PGS-TS Phan Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, phân tích tính nhân văn và thiêng liêng của Di chúc khi Bác mở đầu bằng câu “để sẵn mấy lời”. Nhân cách khiêm nhường, giản dị của Người được thể hiện qua từng lời, từng chữ và nghiền ngẫm trong suốt 4, 5 năm liền. Thời điểm Người viết di chúc giữa những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang trải qua những gian nan, thử thách khốc liệt. Tình hình thế giới lúc đó đang diễn biến phức tạp, nhiều bất đồng nghiêm trọng trong phong trào cộng sản quốc tế và các đảng cộng sản anh em. Trong Di chúc, Người đã nói rõ điều ấy với một nỗi đau đớn trong lòng.

Nói thêm về nội dung này trong Di chúc, PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, gọi đó là sự tiên đoán của Bác khi nhìn ra những gì sẽ diễn ra sau này đối với Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng cộng sản ở các nước Đông Âu. Bác không chỉ nhìn thấy nguy cơ, mà còn tìm ra con đường đấu tranh để xóa bỏ nguy cơ đó thông qua việc tự đổi mới, chỉnh đốn ngay trong Đảng cả về phương thức lãnh đạo lẫn xây dựng đội ngũ đảng viên cho xứng tầm với yêu cầu của cách mạng.

Đề cập đến nội dung “Đảng ta là một đảng cầm quyền” trong Di chúc của Bác, đồng chí Trần Trọng Tân, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, đã nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân trong một xã hội dân chủ do Đảng cầm quyền. Bác đặt vấn đề “Nhân dân có quyền làm chủ nhưng tại sao không cầm quyền mà để cho Đảng cầm quyền?”. Trả lời câu hỏi này, trong Di chúc Bác đã đề cập rất rõ quan điểm cầm quyền là phải xây dựng được bộ máy nhà nước cách mạng, quản lý xã hội bằng pháp luật, có thực lực mạnh, đảm bảo chống được thù trong giặc ngoài, bảo vệ được thành quả cách mạng, xây dựng được trật tự xã hội mới. Tự dân không làm việc đó được. Dân phải dựa vào bộ tham mưu chính trị của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng được trang bị lý luận khoa học, thay mặt dân để cầm quyền cho dân.

Theo PGS-TS Vũ Tình, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, Trưởng ban nội dung hội thảo, phần lớn các bản tham luận gửi đến Ban tổ chức đều đi sâu vào phân tích về bối cảnh ra đời Di chúc và những giá trị nhân văn sâu sắc trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự vận dụng sáng tạo Di chúc của Bác trong suốt 40 năm qua. Tất cả đều đi đến khẳng định, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân Việt Nam ở thời đại hôm nay và mãi về sau.

Hoài Nam

Quân khu 7: Kỷ niệm 64 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Bác

* Triển lãm 40 năm ngành VH-TT-DL thực hiện Di chúc của Bác

Ngày 28-8, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã tổ chức lễ kỷ niệm 64 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Bác.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Trung tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 7, nhấn mạnh: Nhìn lại chặng đường 64 năm sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, 40 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, chúng ta tự hào vì đã đạt được nhiều thành tựu, tự hào vì quân đội ta luôn tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thời gian tới, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 7 cần tiếp tục triển khai hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo hướng “làm theo” là chính.

Ngày 28-8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc “Triển lãm 40 năm ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và tổ chức lễ trao bằng cho 10 di tích được Chính phủ xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt đợt 1 năm 2009”.

Triển lãm dành hơn 2.000m² trưng bày các 300 tác phẩm mỹ thuật, 128 tác phẩm nhiếp ảnh được chọn từ 727 tác phẩm mỹ thuật và gần 900 tác phẩm nhiếp ảnh của 525 tác giả trong cả nước tham dự cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Triển lãm kéo dài tới hết ngày 1-9-2009...

T.Thảo - Th.Hà

Tin cùng chuyên mục