Đi xe “không chính chủ” có bị phạt?

Qua đường dây nóng, Báo SGGP nhận được thắc mắc của nhiều bạn đọc về quy định pháp luật xử phạt như thế nào đối với 2 trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông “không chính chủ” và có nồng độ cồn.

Qua đường dây nóng, Báo SGGP nhận được thắc mắc của nhiều bạn đọc về quy định pháp luật xử phạt như thế nào đối với 2 trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông “không chính chủ” và có nồng độ cồn.

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ đang được thực thi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, không hề có quy định xử phạt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông “không chính chủ”. Do vậy, khi tham gia giao thông đường bộ, nếu loại phương tiện nào mà theo quy định phải có những loại giấy tờ gì, thì người điều khiển phương tiện phải mang theo đầy đủ các loại giấy tờ đó, và điều khiển phương tiện tham gia giao thông đúng quy tắc giao thông đường bộ là “không vi phạm”, mặc dù đứng tên trong giấy đăng ký xe là của người khác hoặc của bất kỳ ai.

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Với hành vi này, người điều khiển mô tô, xe máy sẽ bị phạt với mức cao nhất từ 2 đến 3 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thời hạn 2 tháng. Còn người điều khiển ô tô sẽ bị phạt mức cao nhất từ 10 đến 15 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thời hạn 2 tháng.

Trung tá CSGT
ĐINH THANH PHONG

Tin cùng chuyên mục