Dịch cúm gia cầm: Đừng chủ quan

Dịch cúm gia cầm không còn là điều mới lạ nhưng nó vẫn là vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Mới đây, tại hội thảo kỹ thuật về chính sách phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (H5N1 HPAI) do Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Bộ Y tế Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức tại TPHCM, có sự tham dự của 9 nước: Indonesia, Trung Quốc, Campuchia, Bangladesh, Ai Cập, Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam (VN). Điều đó cho thấy mối quan tâm của các quốc gia về vấn đề này.
Dịch cúm gia cầm: Đừng chủ quan

Dịch cúm gia cầm không còn là điều mới lạ nhưng nó vẫn là vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Mới đây, tại hội thảo kỹ thuật về chính sách phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (H5N1 HPAI) do Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Bộ Y tế Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức tại TPHCM, có sự tham dự của 9 nước: Indonesia, Trung Quốc, Campuchia, Bangladesh, Ai Cập, Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam (VN). Điều đó cho thấy mối quan tâm của các quốc gia về vấn đề này.

Chăm sóc bệnh nhi bị cúm tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: MAI HẢI

Chăm sóc bệnh nhi bị cúm tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: MAI HẢI

Khống chế thành công

Dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát mạnh ở các nước đầu những năm 2000 đến nay vẫn là căn bệnh tác hại lớn đến người chăn nuôi ở các nước, trong đó có VN. Giai đoạn đầu, do chưa có kinh nghiệm và lo ngại dịch bệnh tràn lan nên việc tiêu hủy triệt để được áp dụng trong bán kính 3km. Số gia cầm bị tiêu hủy giai đoạn này rất lớn, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, VN là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do dịch cúm gia cầm H5N1 thời gian qua. Số ca bị nhiễm cúm A/H5N1 trên người và lượng gia cầm bị nhiễm bệnh đạt đỉnh điểm vào các năm 2004 – 2005, nhưng việc bị nhiễm trên người và lây lan trên đàn gia cầm giảm rõ rệt khi VN sử dụng vaccine, huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương tham gia dập dịch khi có bệnh dịch xảy ra. Cục trưởng Cục Thú y ông Hoàng Văn Năm đánh giá, điều này cho thấy các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại VN đã phát huy tác dụng. Do có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp trong quá trình kiểm soát dịch cúm gia cầm cũng là một thành công của VN được thế giới công nhận và học tập. Vì vậy, đến lúc này, VN được đánh giá là nước khống chế và kiểm soát cúm gia cầm H5N1 khá thành công.

Là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm H5N1 ở giai đoạn đầu nên việc hợp tác với các nước có kinh nghiệm trong việc kiểm soát dịch H5N1 sẽ giúp cho VN và nhiều nước khác có thêm biện pháp hiệu quả trong việc đối phó với dịch cúm gia cầm H5N1 trong thời gian tới. Tại hội nghị này, Bộ NN-PTNT VN đã có nhiều buổi làm việc với đoàn đại biểu của Campuchia và Trung Quốc nhằm đưa ra chương trình hợp tác về kiểm soát dịch bệnh tại mỗi quốc gia. Trong đó, có kế hoạch về chương trình nghiên cứu vaccine H5N1 cho từng chủng virus khác nhau, phù hợp với tình hình từng địa phương. Việc hợp tác với các nước trong việc nghiên cứu, cùng đưa ra những chính sách để kiểm soát dịch cúm gia cầm H5N1 hiệu quả hơn trong thời gian tới là điều mà các nước hướng đến.

Cần hợp tác diện rộng

Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, đầu tháng 4-2012, trên thế giới đã có thêm 1 người nhiễm cúm A/H5N1 và bị tử vong tại Campuchia, nâng tổng số người bị nhiễm từ đầu năm đến nay ở các nước lên 23 trường hợp, 14 trường hợp trong số này đã tử vong, chiếm tỷ lệ 60,87%, tập trung tại Bangladesh, Campuchia, Ai Cập, Trung Quốc, Indonesia và VN. Thống kê tại các nước có dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện và gây hại, có tất cả 602 người bị lây nhiễm cúm A/H5N1, gần 60% trong số này bị tử vong. Nhưng điều đáng nói hơn, VN là một trong 2 quốc gia có số trường hợp bị nhiễm cúm A/H5N1 và tử vong cao nhất, chỉ sau Indonesia. Trong cả năm 2011, VN không ghi nhận trường hợp bị nhiễm virus cúm A/H5N1 trên người nào nhưng sang đến tháng 1-2012 đã có 2 trường hợp bị nhiễm và đều tử vong. Đến nay, lại có thêm 2 trường hợp bị nhiễm. Như vậy, từ năm 2003, khi bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 đến nay ở VN có tất cả 123 trường hợp bị nhiễm cúm A/H5N1, trong đó có 61 trường hợp tử vong.

Qua nhiều năm phòng chống, Bộ NN-PTNT khẳng định, việc khống chế và phòng chống cúm gia cầm không thể đơn phương từng nước thực hiện. để việc phòng chống hiệu quả cần có sự hợp tác giữa các nước, qua đó các nước có thêm biện pháp phòng chống cúm gia cầm hiệu quả hơn. Hội nghị lần này sẽ định hướng các bước tiếp theo để cho tất cả các nước cùng thực hiện cũng như xây dựng chương trình ứng phó cấp quốc gia và giữa các quốc gia để khống chế virus H5N1 và các bệnh nguy hiểm tiềm tàng chung giữa người và động vật. Những nước như VN, Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập sẽ trao đổi thông tin lẫn nhau để cùng nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh phát triển, lây lan đến những nước khác.

Điều lo ngại hiện nay, có một biến thể mới của virus H5N1, nhánh 2.3.2.1 đã xuất hiện và lan rộng từ Đông Nam Á đến Đông Á, Nam Á và cả Đông Âu nên vaccine phòng cúm cho gia cầm một số quốc gia đang áp dụng đã không còn mang lại hiệu quả. Do đó, các nước vẫn xem virus H5N1 là mối đe dọa tiềm tàng mang đến đại dịch H5N1 trên người trong thời gian tới. Theo tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), đến nay tất cả các ca nhiễm H5N1 ở người đều do virus truyền từ gia cầm sang, nhưng điều lo ngại virus cúm gia cầm truyền từ người sang người vẫn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, việc virus H5N1 còn tồn tại với mật độ không nhỏ ở nhiều nước và với xu thế virus có khả năng biến đổi thì việc lây nhiễm từ người sang người và tạo ra số người tử vong cao là điều nhiều nước luôn lo ngại.

CÔNG PHIÊN

Tin cùng chuyên mục