Diễn biến mới trên chính trường Mỹ

Trong tuần này, những tranh cãi trên chính trường Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục thu hút dư luận sau khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions tuyên bố ra điều trần tại Ủy ban Tình báo Thượng viện vào ngày 13-6.
Người dân Mỹ theo dõi phiên điều trần của cựu Giám đốc FBI Comey trên truyền hình
Người dân Mỹ theo dõi phiên điều trần của cựu Giám đốc FBI Comey trên truyền hình
Mục đích điều trần nhằm đối chứng lời khai của cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey, liên quan đến các cuộc trao đổi của ông Comey với Tổng thống Donald Trump trong thời gian trước khi sa thải ngày 9-5.Sẵn sàng đối chứng  Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Tư pháp Sessions cho biết sẽ xuất hiện trước Ủy ban Tình báo Thượng viện để xem xét những lời khai của ông Comey trong phiên điều trần ngày 8-6. Lần điều trần đã gây xôn xao dư luận khi đây là lần đầu tiên ông Comey công khai nói về mâu thuẫn giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump, dẫn tới việc ông bị sa thải hồi tháng 5. Tại phiên điều trần, Cựu Giám đốc FBI James Comey đã gợi ý mơ hồ về “sự thật” ông không thể tiết lộ về lý do tại sao Bộ trưởng Sessions không tham gia vào cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga. Điều này cho thấy rằng, ông Sessions có thể bị nắm thóp trong vấn đề liên quan đến Nga, trong bối cảnh có một số thông tin chưa xác nhận ông Sessions đã đề nghị từ chức. Trong khi đó, Nhà Trắng từng nhiều lần từ chối làm rõ liệu ông Donald Trump có niềm tin vào bộ trưởng tư pháp của mình hay không. Hồi tháng 3-2017, ông Sessions tự loại mình khỏi cuộc điều tra của FBI về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ sau khi có tin ông từng gặp phái viên của Mátxcơva trước khi diễn ra cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái.  Truyền thông Mỹ đánh giá phiên điều trần của ông Comey chưa đủ để gây sức ép lên chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi đưa ra một số tuyên bố chưa xác thực và những thông tin mà báo chí từng khai thác. Ông Comey cáo buộc ông Donald Trump đã sa thải mình vì cuộc điều tra bầu cử Tổng thống Mỹ liên quan đến Nga. Mục đích là điều chỉnh cách thức mà FBI tiến hành điều tra. Phản pháo lại những tuyên bố của ông Comey, ông Donald Trump tuyên bố sẵn sàng ra điều trần, song bác bỏ việc mình từng yêu cầu ông Comey phải trung thành hay đòi tạm dừng cuộc điều tra với cựu cố vấn an ninh Michael Flynn. Phản ứng của dư luận  Sau phiên điều trần của ông Comey, nội bộ đảng Cộng hòa cũng xuất hiện chia rẽ với một bên ủng hộ ông Donald Trump và một bên phản đối. Trước phiên điều trần, tờ The Hill nhận định sự ra mặt của ông Comey sẽ là bài kiểm tra lòng trung thành của đảng Cộng hòa dành cho người đứng đầu Nhà Trắng. Diễn biến sau đó đã chứng minh cho điều này. Tuy nhiên, nhiều nhân vật chủ chốt trong đảng Cộng hòa không thể quay lưng với ông Donald Trump vì đảng này cần sự ủng hộ của người đứng đầu nước Mỹ trong nhiều chính sách ở Quốc hội. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cùng một số thành viên Cộng hòa giải thích những phản ứng của Tổng thống Donald Trump về ông Comey từ trước tới nay là sai sót dễ hiểu đối với một người mới ở Washington, kinh nghiệm chính trị vẫn ít ỏi. Lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mỹ Mitch McConnell thì ca ngợi những thành tựu mà đảng Cộng hòa đạt được dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Donald Trump, đồng thời hứa hẹn về một tương lai tích cực hơn, song không đề cập tới cựu giám đốc Comey.
Theo thống kê, gần 20 triệu người xem truyền hình Mỹ đã theo dõi vụ điều trần của ông Comey. Thăm dò dư luận trước phiên điều trần cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump rơi xuống mức thấp kỷ lục là 34%. Theo thăm dò dư luận của đại học Quinnipiac, 31% cử tri Mỹ tin rằng Tổng thống Donald Trump đã làm điều gì đó bất hợp pháp trong mối quan hệ giữa ông với Nga; trong khi 29% cho rằng ông Donald Trump đã có hành vi trái đạo đức nhưng không phi pháp; 32% cử tri được hỏi ý kiến cho rằng ông Trump không làm gì sai.

Tin cùng chuyên mục