“Bẫy rồng”: Dư hành động, thiếu thuyết phục

Sau thời của dòng phim “mì ăn liền” với những bộ phim “đánh đấm” của gia đình nghệ sĩ Lý Huỳnh, phim Việt Nam hầu như không còn phim nào được gọi là phim hành động đúng nghĩa. Mãi cho tới khi xuất hiện “Dòng máu anh hùng”, “Huyền thoại bất tử” và bây giờ là “Bẫy rồng”, nhiều người cho rằng dòng phim hành động đã hồi sinh. Thế nhưng, xem qua các bộ phim này nhiều người lại băn khoăn, liệu có phải chỉ hành động, võ thuật không thôi là đủ làm nên sức hấp dẫn của một bộ phim hành động?
“Bẫy rồng”: Dư hành động, thiếu thuyết phục

Sau thời của dòng phim “mì ăn liền” với những bộ phim “đánh đấm” của gia đình nghệ sĩ Lý Huỳnh, phim Việt Nam hầu như không còn phim nào được gọi là phim hành động đúng nghĩa. Mãi cho tới khi xuất hiện “Dòng máu anh hùng”, “Huyền thoại bất tử” và bây giờ là “Bẫy rồng”, nhiều người cho rằng dòng phim hành động đã hồi sinh. Thế nhưng, xem qua các bộ phim này nhiều người lại băn khoăn, liệu có phải chỉ hành động, võ thuật không thôi là đủ làm nên sức hấp dẫn của một bộ phim hành động?

  • Tiếp nối dòng phim hành động

Nhiều khán giả đã phải bật lên trầm trồ khi xem “Dòng máu anh hùng”: “Rằng đây mới thực sự là phim hành động, Việt Nam đã có bộ phim mang đúng màu sắc phim hành động không thua gì… Mỹ”.

Mượn câu chuyện về một cuộc khởi nghĩa của nông dân dưới sự lãnh đạo của một sĩ phu yêu nước chống lại thực dân Pháp xâm lược vào những năm 20, câu chuyện xoay quanh các nhân vật: cô con gái xinh đẹp của thủ lĩnh nghĩa quân nhận nhiệm vụ ám sát Chánh sở mật thám Pháp nhưng thất bại; viên sĩ quan mật thám từ chỗ giúp cô gái trốn thoát với âm mưu tìm ra căn cứ của nghĩa quân cách mạng đã đem lòng yêu ngay chính kẻ thù; nhân vật chính cuối cùng là viên chỉ huy đặc vụ có thân thể “mình đồng da sắt” thâm hiểm, độc ác, trung thành tuyệt đối với thượng cấp để hy vọng thực hiện giấc mộng chối bỏ thân phận là con của một gái điếm… Trên nền cốt truyện như vậy, những cuộc đọ sức, đọ súng diễn ra đầy hấp dẫn và thuyết phục.

Bộ phim thứ hai tiếp theo ít nhiều mang dấu ấn của thể loại này là “Huyền thoại bất tử”. Câu chuyện về một cậu bé bị mắc bệnh down và tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ muốn con mình mạnh mẽ, vượt lên số phận. Cậu bé từ nhỏ đã được mẹ là võ sư truyền cho võ thuật để tự vệ và giúp người, lớn lên trở thành một chàng trai nhân hậu, trượng nghĩa… Trong phim lồng ghép nhiều pha võ thuật hấp dẫn làm bật lên giá trị nhân văn khiến khán giả xúc động.

Đến “Bẫy rồng” có thể xem là bộ phim võ thuật thứ ba dán mác Việt Nam. Từ đầu đến cuối phim, cứ mỗi 5-7 phút là có những cảnh hành động, với những thế võ tây, tàu, ta đủ kiểu được mang vào phim. Phim nói về xã hội đen nên các màn đâm chém, bắn súng, đấu tay đôi, rượt đuổi, đua xe… tưng bừng. Cũng đúng thôi, riêng việc đầu tư cho các màn võ thuật những diễn viên trong phim đã phải tập luyện ròng rã nhiều tháng trời nên nhiều thế võ hiểm hóc trong phim đã khiến người xem vỗ tay tán thưởng. Thế nhưng… tiếc là bộ phim chỉ dừng lại ở đó!

Hình ảnh miêu tả tâm lý nhân vật Phượng Hoàng và Bạch Hổ trong “Bẫy rồng”.

Hình ảnh miêu tả tâm lý nhân vật Phượng Hoàng và Bạch Hổ trong “Bẫy rồng”.

  • Một câu chuyện mờ nhạt

Nhiều khán giả khi xem xong phim “Bẫy rồng” đã thốt lên: “Giống phim xã hội đen của Hồng Công thập niên… hồi đó”.

“Hồi đó” - là bởi vì phim xã hội đen của Hồng Công bây giờ đã tiến bộ rất nhiều. Thay vì chỉ những màn đánh đấm gay cấn trên phim, các nhà làm phim Hồng Công-Trung Quốc đã chú trọng hơn đến nội dung.

Với một bộ phim, dù ở bất cứ thể loại nào, nội dung luôn là điểm khiến phim trở nên hấp dẫn, thu hút sự theo dõi của khán giả. Có thể nói “Bẫy rồng” còn thiếu một cốt chuyện đủ sức hấp dẫn. Các nhân vật trong phim ngoài đánh đấm ra thiếu hẳn một chiều sâu tâm lý để đủ sức thuyết phục người xem. Người xem có cảm giác đây là những nhân vật từ “trên trời rơi xuống” kết hợp thành một băng nhóm giang hồ để đi thực hiện một phi vụ đặc biệt.

Theo như suy đoán thì các thành viên trong nhóm sát thủ này gồm Phượng Hoàng, Bạch Hổ, Ngưu, Xà, đều là những giang hồ cốt cán. Thế nhưng ngoài việc “lý lịch” mờ nhạt, bản thân các nhân vật cũng không thể hiện được thế mạnh của mình, cũng như người xem cũng không hiểu được điểm mạnh của nhân vật là gì. Những cái chết lãng nhách, những tình tiết không được đẩy lên cao trào, nên dù hành động nhiều nhưng bộ phim chưa tạo được sự ép-phê khốc liệt về mặt tâm lý. Đó là chưa kể những tình tiết phi lý về phía nhân vật (Bạch Hổ là một cảnh sát chìm được cài vào băng nhóm tội phạm song chẳng hiểu vì lý do gì đòi bỏ cuộc giữa chừng, tuyên bố oang oang giữa đường phố về thân phận của chính mình, làm như không nói không ai biết anh ta là cảnh sát chìm; Phượng Hoàng chẳng có bất cứ manh mối nào ngoài tuyên bố của tên trùm Hắc Long rằng đang giữ đứa con gái của cô ta để cô ta phải chấp nhận xả thân nhằm cứu con…).

Câu chuyện được cố tình làm cho phức tạp xong lại chẳng có mấy tình tiết giật gân, hồi hộp. Sự hài hước của nhân vật Ngưu do Hiếu Hiền thủ vai, sự nham hiểm của nhân vật Hắc Long do Hoàng Phúc đóng, cộng với cặp đôi Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân trong vai Bạch Hổ, Phượng Hoàng chưa đủ để tạo nên sự hấp dẫn cho một kịch bản còn khá non. Đây cũng là một điều đáng tiếc đối với một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng về mặt hình ảnh và võ thuật.

HÀ GIANG

Tin cùng chuyên mục