Doanh nghiệp nữ còn bị “hành”

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam đã giảm từ vị trí 42 (năm 2007) xuống 62 (năm 2016); Chỉ số về cơ hội kinh tế đã giảm từ vị trí 11 xuống 33… Đó là những thông tin đáng lưu ý vừa được đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ trong quá trình tái cơ cấu kinh tế” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức. Chính vì lẽ đó, cơ quan nghiên cứu này nhận định, thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ là một nội dung quan trọng trong hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch hành động trong quá trình tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nữ còn bị “hành”

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam đã giảm từ vị trí 42 (năm 2007) xuống 62 (năm 2016); Chỉ số về cơ hội kinh tế đã giảm từ vị trí 11 xuống 33… Đó là những thông tin đáng lưu ý vừa được đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ trong quá trình tái cơ cấu kinh tế” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức. Chính vì lẽ đó, cơ quan nghiên cứu này nhận định, thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ là một nội dung quan trọng trong hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch hành động trong quá trình tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam.

Nữ doanh nhân Pang Mỹ Linh (bìa phải) dạy nghề cho chị em phụ nữ (ảnh minh họa)

Theo ông Raymond Mallon, cố vấn cao cấp của dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam cho biết, GDP bình quân đầu người của thế giới có thể thiệt hại tới 27% do bất bình đẳng về giới. Ngay cả những quốc gia có chỉ số này tốt nhất trong khu vực ASEAN hiện nay cũng có thể tăng GDP tới trên 10 điểm phần trăm nếu cải thiện bình đẳng giới. Chuyên gia này phân tích, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất nhiều cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong 20 năm vừa qua, những cải cách về môi trường kinh doanh đã có tác động tích cực đến doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có người lãnh đạo là nữ nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ thấp hơn đáng kể so với nam; doanh nhân nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn… Đặc biệt, các nghiên cứu viên của CIEM chỉ ra rằng, doanh nghiệp nữ đang bị kiểm tra nhiều và phải chi trả chi phí không chính thức cao hơn nhiều doanh nghiệp nam hoạt động cùng lĩnh vực. “Cải cách thương mại có thể mang lại những cơ hội mới cho phụ nữ nhưng cũng có thể làm gia tăng thêm những thành kiến và phân biệt đối xử về giới; do đó, cần phải giám sát tốt hơn và hiểu được các tác động của cải cách kinh tế tới nữ giới” - chuyên gia Raymond Mallon nhấn mạnh.

Rõ ràng, đào tạo kỹ năng là một giải pháp quan trọng nhằm giúp cho phụ nữ có cơ hội tiến bộ và thăng tiến trong doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Theo bà Mai Thị Diệu Huyền, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI), tạo thu nhập bền vững cho lao động nữ, cải thiện kỹ năng và năng lực cũng như tăng cường các cơ hội kinh tế và xã hội cho phụ nữ là sự đầu tư thông minh. Đầu tư và hỗ trợ phụ nữ sẽ giúp xóa đói giảm nghèo và góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục