Turku và Tallinn là Thủ đô Văn hóa châu Âu

T.Hằng
Turku và Tallinn là Thủ đô Văn hóa châu Âu

Ngày 15-1, thành phố Turku (ảnh) của Phần Lan và Tallinn của Estonia cùng nhận danh hiệu Thủ đô Văn hóa châu Âu vào năm 2011.

Hàng ngàn người dân của cả hai quốc gia và nhiều nước châu Âu đã đổ về thủ đô Turku và Tallinn để chứng kiến lễ trao danh hiệu này cùng với những màn bắn pháo hoa tưng bừng và đặc sắc. Nhằm đánh dấu sự kiện văn hóa lớn nhất trong lịch sử, trong năm 2011 đất nước Estonia và Phần Lan sẽ tổ chức hơn 300 sự kiện và lễ hội khác nhau.

T.Hằng

  • Nữ sinh 17 tuổi đăng quang Hoa hậu Mỹ

Teresa Scanlan (ảnh), cô nữ sinh trung học 17 tuổi, Hoa hậu bang Nebraska đã đánh bại 52 người đẹp khác để đăng quang Hoa hậu Mỹ năm 2011, trở thành Hoa hậu trẻ nhất trong lịch sử giải thưởng này kể từ năm 1921.

Ngoài vương miện, Scanlan sẽ nhận được giải thưởng học bổng trị giá 50.000USD. Scanlan cho biết cô sẽ đăng ký học chuyên ngành luật để thực hiện ước mơ trong tương lai trở thành một nữ thẩm phán hoặc nữ chính trị gia. Danh hiệu Á hậu 1 thuộc về Hoa hậu bang Arkansas Alyse Eady và Hoa hậu Hawaii Jalee Fuselier đã đoạt danh hiệu Á hậu 2.

T.Hằng

  • 4 tuổi thuộc bảng chữ cái 13 ngôn ngữ

Cô bé M Shalini (ảnh), người Ấn Độ, mới 4 tuổi nhưng đã học thuộc bảng chữ cái của 13 ngôn ngữ: tiếng Kannada, Hindi, Tamil, Malayalam, Telugu, Gujarati, Assamese, Punjabi, Oriya, Tulu, Urdu, Bengali và tiếng Anh.

Bé Shalini có thể viết và vẽ bằng hai tay cùng một lúc. Em còn cũng có thể viết các số từ 1 đến 200, tên người hoặc địa danh. Shalini còn thuộc hơn 70 bài hát và câu chuyện ngắn. Shalini là con gái của ông Manjunath và bà Latha, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Mysore. Shalini thích cầm bút và học các bảng chữ cái từ khi mới 2 tuổi.

P.Nam

  • Nông dân chế tạo giày điện

Ông Triệu Hoa Kim, một nông dân sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã chế tạo thành công một chiếc giày điện có thể chạy hơn 160km mỗi ngày (ảnh).

Chiếc giày điện là đôi pa-tanh được lắp pin, đèn, đồng hồ chỉ công suất và đèn đuôi. 2 bên có lắp cán điều khiển bằng tay. Chỉ cần ấn nút một bên cán và giữ người được cân bằng là chiếc giày điện có thể chạy. Ông Triệu đã mất khoảng 4 năm và 15.000 USD để chế tạo đôi giày điện. Ông Triệu cho biết đôi giày này sẽ giúp các trẻ em ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc đến trường học nhanh hơn khi chúng thường phải trải qua một chặng đường dài và  mới tới trường.

P.Nam

Tin cùng chuyên mục