SGGP Đầu Tư Tài Chính (20-10-2014)

* CHỦ ĐIỂM - SỰ KIỆN:

* CHỦ ĐIỂM - SỰ KIỆN: Tháng 3-2012, Chính phủ thông qua Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, từ 2011-2012 tập trung hỗ trợ thanh khoản, rà soát, phân loại tổ chức tín dụng và mua bán sáp nhập (M&A) ngân hàng thương mại yếu kém; năm 2014 căn bản tái cơ cấu tài chính và năm 2015 căn bản tái cơ cấu hoạt động và quản trị. Sau 3 năm, bên cạnh những mặt đạt được, hệ thống ngân hàng thương mại cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

* TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG: Như một quy luật “đến hẹn lại lên” trong những năm gần đây, tín dụng thường tăng đột biến vào thời điểm cuối năm trong khi những tháng đầu tăng trưởng rất thấp. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng tự tin tăng trưởng tín dụng sẽ cán đích mục tiêu đề ra 12-14%. Thực tế, trong những tháng gần đây tín dụng đã tăng tốc trở lại, nhưng những con số này có đi vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh?

* CHỨNG KHOÁN - ĐẦU TƯ: Hội nghị thường niên các nhà đầu tư VinaCapital diễn ra tuần qua đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến từ các quốc gia, trong đó có 20 tên tuổi lớn đến từ châu Âu, Nhật Bản... Không ít nhà đầu tư đã đầu tư vào Việt Nam đang chờ cơ hội để giải ngân thêm và dường như họ đang chờ kế hoạch cổ phần hóa Việt Nam.

* XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN: Xây dựng các trung tâm thương mại đang diễn ra đầy sôi động tại Hà Nội hay TPHCM tưởng chừng là một việc không có gì đáng để bàn cãi. Tuy nhiên, sau vụ việc tiểu thương chợ Tân Bình TPHCM, hay mới đây là chợ Thành Công Hà Nội kêu cứu, phản đối việc đổi chợ thành trung tâm thương mại, có lẽ đã đến lúc việc xây dựng trung tâm thương mại cần có sự quy hoạch, tính toán kỹ, đặc biệt câu chuyện xung đột chợ - trung tâm thương mại cần phải được chấm dứt.

Và nhiều chuyên mục khác...

Tin cùng chuyên mục