Thu phí nước thải

Đồng tình cũng lắm, phân vân cũng nhiều!

Tại ngày đầu tiên của kỳ họp HĐND TPHCM, Phó Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Văn Đua đã trình bày, xin ý kiến HĐNDTP về phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (sau đây gọi tắt là phí nước thải). Đây là nội dung được các đại biểu đề cập nhiều nhất. Chúng tôi chỉ nêu một số ý kiến chính.
Đồng tình cũng lắm, phân vân cũng nhiều!

Tại ngày đầu tiên của kỳ họp HĐND TPHCM, Phó Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Văn Đua đã trình bày, xin ý kiến HĐNDTP về phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (sau đây gọi tắt là phí nước thải). Đây là nội dung được các đại biểu đề cập nhiều nhất. Chúng tôi chỉ nêu một số ý kiến chính.

  • Ai phải đóng, phí bao nhiêu?

Dựa trên đề xuất của Sở Tài chính, UBNDTP đã đưa ra các phương án về thu phí nước thải.

Đồng tình cũng lắm, phân vân cũng nhiều! ảnh 1
Nước thải gây ô nhiễm môi trường sống. Ảnh Việt Dũng

Phương án 1: tính theo mét khối nước sinh hoạt sử dụng, trên cơ sở 10% giá nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng trong định mức theo biểu giá nước mới được ban hành. Phương án này có phân biệt nước trong định mức (4m3/người/tháng) với mức thu phí là 250 đồng/m3 và nước sử dụng vượt định mức với mức thu phí là 400 đồng/m3; dự kiến tổng phí thu được trong năm 2004 của thành phố là 98 tỷ đồng.

Phương án 2:
tính 10% trên doanh thu không có thuế giá trị gia tăng, không phân biệt định mức. Với phương án này, người sử dụng nước theo mức giá cao phải nộp phí thoát nước với mức cao tương ứng; dự kiến tổng phí thu được trong năm 2004 của thành phố là 122 tỷ đồng. Đối tượng chịu phí và nộp phí: các hộ gia đình, đơn vị, tổ chức, không phân biệt nguồn nước sử dụng được mua của các đơn vị cung cấp nước sạch hay tự khai thác để sử dụng ở những nơi đã có mạng lưới cung cấp nước sạch đều phải chịu phí nước thải.

Đối tượng không phải chịu phí và nộp phí: các hộ gia đình ở Cần Giờ và một phần huyện Nhà Bè thuộc đối tượng được hưởng chế độ bù giá nước của thành phố; các hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch được kiểm soát chất lượng.

  • Thu hay không?

Ông Lê Văn Trung: Tôi đồng ý với chủ trương này nhưng cần phải giải trình rõ cơ sở nào để chọn tỷ lệ 10%. Chính phủ quy định là không quá 10% nhưng thế không có nghĩa cứ phải là 10% chứ không phải 9% hay 8% hoặc một con số khác thấp hơn. Vì tỷ lệ 10% là rất cao. Ngoài ra, cũng phải sòng phẳng với dân vì nếu là dịch vụ thì phải đảm bảo khi thu phí rồi sẽ không để tình trạng ngập nữa. Nếu để ngập, phải bồi thường cho dân. 

Ông Đặng Thành Tâm: Nếu thu tối đa phí nước thải thì được hơn 300 tỷ đồng/năm nhưng đâu phải chúng ta có trọn số tiền này, vì phải chi cho bộ máy làm nhiệm vụ do việc thu này rất lắt nhắt. Đấy là chưa kể việc giao cho UBND phường, xã thực hiện cũng rất khó khăn. Trong khi đó, việc thu phí nước thải sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, chắc chắn tạo ra dư luận. Nhất là hiện nay, khi giá cả tăng, thu nhập của người lao động không tăng bao nhiêu. Nếu có biện pháp tăng thu thì không phải thực hiện việc thu phí nước thải vì trung ương không bắt thành phố phải làm lúc này. 

Ông Phan Thanh Quan: Đề nghị tại kỳ họp lần thứ 2, HĐND TP chưa nên thông qua mà cần đưa phương án thu phí này ra dân lấy ý kiến đóng góp về mức giá, cách thức thu, sao cho thiết thực, hiệu quả. Một khi nhân dân đồng tình, ủng hộ thì thực hiện sẽ suôn sẻ hơn.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Tin cùng chuyên mục