Động vật quý hiếm ngày càng… hiếm

Động vật quý hiếm ngày càng… hiếm
Động vật quý hiếm ngày càng… hiếm ảnh 1

Hiệp hội Thế giới vì thiên nhiên (UICN) là một tổ chức quốc tế quy tụ 10.000 chuyên gia và nhà nghiên cứu khoa học của 147 nước. Hàng năm, UICN đều công bố một “danh sách đỏ” liệt kê những loài động vật, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo báo cáo mới nhất của UICN đưa ra ngày 12-9 vừa qua, có 16.306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Dưới đây là vài con vật tiêu biểu đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Loài khỉ orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Nguyên nhân chủ yếu  là do nạn phá rừng, nhưng cũng còn do các con vật bị săn bắn, bị bắt để bán hoặc để ăn thịt…

Cá cardinal đảo Banggai, Indonesia, còn có tên gọi là Kaudern, là loài rất được những người yêu

Động vật quý hiếm ngày càng… hiếm ảnh 2

 thích nuôi cá kiểng săn lùng. Đây là một trong số 200 loài động vật có tên được đưa vào danh sách đỏ lần đầu tiên. Mỗi năm có khoảng 900.000 con cá cardinal bị đánh bắt.

Khỉ orang-outan vùng Borneo, Đông Nam châu Á. Năm 2003, người ta thống kê số lượng loài khỉ này vào khoảng 45.000 tới 69.000 con. Nguyên nhân đưa đến sự tuyệt chủng: không nơi trú ngụ do bị tàn phá.

San hô Galapagos vùng biển Ecuado. Đây là lần đầu tiên tên một loài san hô được đưa vào danh sách đỏ. Cả thảy có 10 giống san hô Galapagos bị xếp vào hạng “có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng”. Mối đe dọa hàng đầu của các loài san hô này là hiện tượng khí hậu El Nino, làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên một cách bất thường.

Cá sấu Gavial là một trong những loài cá sấu châu Á hiếm nhất trên thế giới. Người ta có thể tìm thấy chúng trong sông Hằng, thuộc Ấn Độ và Nepal. Giờ đây cá sấu Gavial ngày càng hiếm vì bị người dân đánh bắt quá mức.

Động vật quý hiếm ngày càng… hiếm ảnh 3

Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông-Nam đảo Maurice, trong khu vườn quốc gia Parc National Black River Gorges. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này.

Chim ăn thịt gốc châu Phi và châu Á có nguy cơ tuyệt chủng

Động vật quý hiếm ngày càng… hiếm ảnh 4

 do việc sử dụng loại hóa chất có tên gọi diclofenac, được dùng làm thuốc cho gia súc nhưng lại có hại đối với các loài chim ăn thịt. Các đường dây điện cao thế hay tình trạng khan hiếm thức ăn cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng loài chim này bị giảm dần…

Đười ươi Tây Phi thường thấy ở Angola, Cameroun, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Guinée xích đạo hay Gabon. Nhưng số đười ươi này đã giảm đi 60% trong vòng 25 năm qua. Nguyên nhân là do khuẩn bệnh Ebola và nạn săn bắt thương mại. Dịch Ebola đã làm biến mất 95% số đười ươi ở miền Bắc nước Gabon.

Cá heo nước ngọt sông Dương Tử, Trung Quốc, cũng bị xếp vào nhóm “có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng”, nghĩa là chúng có khả năng bị biến mất hoàn toàn. Việc đánh bắt, giao thông trên sông, tình trạng ô nhiễm, là những nguyên nhân chính gây ra tình hình này.

NHỊ BÌNH (theo Journal du Dimanche)

Tin cùng chuyên mục