Đưa vào hoạt động khoa chấn thương chỉnh hình vệ tinh - Giảm tải bệnh viện tuyến trên

(SGGP).– Ngày 4-7, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM đã đưa vào hoạt động khoa vệ tinh khám và điều trị chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện An Bình (quận 5, TPHCM). Khoa có quy mô 100 giường với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và điều trị chấn thương chi trên, chi dưới, cột sống cổ, lưng, thoát vị đĩa đệm…

(SGGP).– Ngày 4-7, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM đã đưa vào hoạt động khoa vệ tinh khám và điều trị chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện An Bình (quận 5, TPHCM). Khoa có quy mô 100 giường với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và điều trị chấn thương chi trên, chi dưới, cột sống cổ, lưng, thoát vị đĩa đệm…

Theo Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, việc triển khai khoa vệ tinh nhằm giảm tải cho bệnh viện hiện tại và tăng cường chuyên môn cho Bệnh viện An Bình, thu hút thêm bệnh nhân. Hiện đã có 20 bác sĩ, 10 điều dưỡng và 2 dược sĩ đã được điều động từ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình sang khoa vệ tinh.

Được biết, sắp tới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình sẽ mở thêm các khoa vệ tinh ở Bệnh viện quận Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh theo đề án nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới, giảm tải tuyến trên của Sở Y tế TPHCM.

Sở Y tế TPHCM ngày 4-7 cho biết, vừa trao 5 máy siêu âm sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi cho Trung tâm Y tế dự phòng các quận 3, 6, Tân Bình, huyện Hóc Môn và Củ Chi. Đây là một phần trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và dân số - kế hoạch hóa gia đình mà Sở Y tế TPHCM đang triển khai nhằm giúp các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện sàng lọc tối thiểu 20% thai nhi và 30% trẻ sơ sinh trên địa bàn.

Ghi nhận của Sở Y tế TPHCM cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh và trẻ sơ sinh được sàng lọc sau sinh còn thấp, nhiều thai phụ không có điều kiện hoặc chưa có ý thức trong việc thăm khám thai kỳ. Điều này dẫn đến việc khi trẻ chào đời bố mẹ mới biết con mình bị dị tật. Năm 2011, số phụ nữ mang thai được khám sàng lọc trước sinh là 32.520/63.219 người, đạt tỷ lệ 51%.

Sáng 4-7, Đoàn công tác của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) phối hợp với hai chuyên gia về dịch tễ học và bệnh lý gan mật đến từ Vương quốc Bỉ đã có buổi làm việc và khảo sát tại vùng bệnh Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi).

Đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa tại thôn Làng Rêu, nơi ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân. Tại đây, đoàn đã tiến hành lấy mẫu lúa của người dân dùng trước đây để xét nghiệm với những loại nấm có thể gây hại đến sức khỏe và tìm hiểu nhiều yếu tố khác của môi trường, nguồn nước, điều kiện sinh sống của cư dân.

Tg.Lâm - H.Minh

Tin cùng chuyên mục