Đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội còn khá lộn xộn

Ngày 29-10, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội cho biết, sau một tuần thông xe tuyến đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông trên tuyến đường này vẫn khá lộn xộn. CSGT đã xử lý trên 200 trường hợp vi phạm giao thông, tạm giữ 37 xe vi phạm chủ yếu là xe ôm lên cầu đón khách, xe máy đi vào đường cấm và ô tô dừng đậu sai quy định, đi sai làn.

(SGGP).- Ngày 29-10, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội cho biết, sau một tuần thông xe tuyến đường trên cao Vành đai 3 Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông trên tuyến đường này vẫn khá lộn xộn. CSGT đã xử lý trên 200 trường hợp vi phạm giao thông, tạm giữ 37 xe vi phạm chủ yếu là xe ôm lên cầu đón khách, xe máy đi vào đường cấm và ô tô dừng đậu sai quy định, đi sai làn.

Cùng với đó, trên tuyến đường này vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý như vạch kẻ chỉ dẫn rẽ xuống đường phía dưới quá gần, trong khi với tốc độ chạy 80 km/giờ, lái xe sẽ khó quan sát kịp để cho xe xuống đường. Biển cấm phương tiện quay đầu, biển báo hướng dẫn giảm tăng tốc độ khi tách nhập làn không đầy đủ.

Phòng CSGT Hà Nội đã đề xuất các cơ quan chức năng hỗ trợ, lắp đặt camera giám sát trên tuyến đường...

K.Nguyễn

  • Yêu cầu Khánh Hòa xử lý nghiêm vụ ăn chặn kỳ nam

(SGGP).- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu giải quyết vụ việc “ăn chặn” kỳ nam của Đội kiểm tra liên ngành huyện Khánh Sơn theo luật định. Trước đó, trong quá trình làm nhiệm vụ ngăn chặn việc đào trầm tại rừng Khánh Sơn, nhiều cán bộ trong đội liên ngành huyện này đã móc quặc các phu trầm, khi tìm được trầm kỳ sẽ ăn chia sau khi bán.

Vụ việc phát lộ, Công an tỉnh Khánh Hòa vào cuộc điều tra. Tính đến thời điểm này, các cán bộ trong Đội kiểm tra liên ngành huyện Khánh Sơn đã nộp lại số tiền trên 1,2 tỷ đồng, trong đó cán bộ Công an huyện Khánh Sơn khoảng 1 tỷ đồng.

V.Ngọc

  • Kon Tum: Người dân đổ xô vào rừng săn lá kim cương

(SGGP).– Những ngày qua, bất chấp mùa mưa dai dẳng của vùng Đông Trường Sơn, nhiều người dân hai huyện Kon Rẫy và Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đổ xô vào các cánh rừng sâu để tìm lá kim cương. Trong số những người đi rừng, ngoài những thanh niên trai tráng còn có người lớn tuổi và cả trẻ em bỏ học để săn “thần dược”.

Cây kim cương là loại cây thân mềm, tên khoa học là Anoechilus Roxburghii hay Ludisia Discolor, thuộc họ Lan, chiều cao chỉ 20 - 30cm, thân bò đứng có nhiều lá hình trứng, mặt trên lá màu xanh đen, mặt dưới lá màu tím đỏ, có trong nhiều cánh rừng vùng Bắc Tây Nguyên. Cây kim cương còn được người dân nơi đây gọi là cây lan gấm, hoặc lan đá (kim cương mọc trên đá). Cây kim cương được biết đến từ khoảng chục năm nay, với lời truyền miệng về công dụng chữa được nhiều loại bệnh. Trên thị trường 1kg lá kim cương có giá hơn 1 triệu đồng.

Hiện có nhiều người Trung Quốc, Đài Loan bỏ tiền ra mua lá cây kim cương với giá cao...

Đ.Trung

Tin cùng chuyên mục