Báo Sài Gòn Giải Phóng: Khởi động cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” tại ĐBSCL

Ngày 21-9, tại TP Cần Thơ, Báo SGGP tổ chức họp báo khởi động cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” khu vực ĐBSCL với sự tham gia của hơn 100 thầy cô giáo đại diện cho Sở GD-ĐT 13 tỉnh, thành ĐBSCL và các đơn vị báo đài.
Báo Sài Gòn Giải Phóng: Khởi động cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” tại ĐBSCL

Ngày 21-9, tại TP Cần Thơ, Báo SGGP tổ chức họp báo khởi động cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” khu vực ĐBSCL với sự tham gia của hơn 100 thầy cô giáo đại diện cho Sở GD-ĐT 13 tỉnh, thành ĐBSCL và các đơn vị báo đài.

Buổi họp báo cuộc thi “Prudential Văn hay chữ tốt” tổ chức tại Cần Thơ. Ảnh: T.BẰNG

Buổi họp báo cuộc thi “Prudential Văn hay chữ tốt” tổ chức tại Cần Thơ. Ảnh: T.BẰNG

Theo ban tổ chức, cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” bước sang tuổi thứ 7 tại khu vực ĐBSCL đã tạo được những hiệu ứng tích cực trong việc rèn chữ luyện văn, tạo sân chơi bổ ích bồi dưỡng tâm hồn cho HS THCS của khu vực ĐBSCL còn nhiều khó khăn trong phát triển GD.

Đề thi - khâu quan trọng nhất của cuộc thi ngày càng sát với đời sống kinh tế - văn hóa xã hội, đánh giá đúng nhất những suy nghĩ của lứa tuổi mới lớn, khơi dậy tình cảm trong sáng, chân thành của các em học sinh, đánh thức truyền thống yêu văn chương của thế hệ trẻ. Năm nay, hơn 300.000 học sinh bậc THCS tích cực tham gia cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” tại khu vực ĐBSCL.

Ban tổ chức cuộc thi cho biết, năm nay sẽ chuẩn hóa giữa đề thi và barem điểm, chú ý phát hiện và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, độc đáo của các em học sinh. Trước hết, “văn hay chữ tốt” vẫn đảm bảo mục tiêu củng cố kiến thức văn học nền tảng, trong đó, rèn nét chữ là nết người, kỹ năng văn chương cho thế hệ trẻ, tạo sự hứng thú trong học văn và làm văn ở nhà trường.

Qua nhiều năm tổ chức, cuộc thi vẫn duy trì được sức hấp dẫn thông qua số lượng đông đảo học sinh tham gia.

Thầy Trần Quang Khải, chuyên viên môn ngữ văn - Sở GD-ĐT An Giang, đơn vị có nhiều năm gắn bó với cuộc thi chia sẻ: “Prudential - Văn hay chữ tốt” đã trở thành cuộc thi truyền thống, khuyến khích học sinh học tập. Đặc biệt, cuộc thi rèn chữ viết, kỹ năng văn chương cho các em - môn học mà nhiều người quan niệm ít thực tiễn, lỗi thời. Điểm khác biệt so với các kỳ tuyển chọn học sinh giỏi chính là đề thi chú trọng đến kỹ năng làm văn, sự cảm thụ và ý tưởng sáng tạo của học sinh bằng dạng đề mở. Hơn nữa, phần thưởng dành cho các em đoạt giải rất có giá trị (giải nhất khu vực 7 triệu đồng, giải nhất tỉnh 3 triệu đồng…) góp phần khuyến khích học sinh. Riêng tại An Giang, học sinh háo hức đăng ký dự thi ở cấp trường từ đầu năm học, từ 120 em chọn ra 8 em có điểm cao nhất thể hiện sự quan tâm của các em với cuộc thi”.

Cô Thái Thị Ngọc Bích, chuyên viên Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết: Dù chưa bao giờ đoạt giải cao nhất tại cuộc thi nhưng năm nào học sinh của Cà Mau cũng háo hức tham gia cuộc thi. Quan trọng hơn, các em bắt đầu quan tâm nhiều đến các vấn đề thời sự, quan sát tìm hiểu những câu chuyện quanh cuộc sống để chuẩn bị cho bài thi của mình. Bài văn của học trò Cà Mau tuy không bóng bẩy nhưng mộc mạc và ít sáo rỗng hơn, đó là tín hiệu đáng mừng

TIÊU HÀ – LÊ CHINH

Tin cùng chuyên mục