Đầu tư nhiều hơn cho công tác tư vấn học đường

“Hiện nay, đa số phụ huynh đều bận rộn với công việc, trong khi đó không ít học sinh có những áp lực học tập, quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè dẫn đến hậu quả các em chán học, ham chơi và bỏ học, thậm chí mắc chứng trầm cảm, có ý định tự tử. Để giúp các em vượt qua những áp lực này công tác tham vấn học đường tại trường học cần được quan tâm và đầu tư về con người…”. Đây là những ý kiến đề xuất của các đại biểu tại hội thảo xây dựng mô hình tư vấn học đường tại TPHCM do Sở GD-ĐT TPHCM và UNICEF tổ chức ngày 23-9.

(SGGP).- “Hiện nay, đa số phụ huynh đều bận rộn với công việc, trong khi đó không ít học sinh có những áp lực học tập, quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè dẫn đến hậu quả các em chán học, ham chơi và bỏ học, thậm chí mắc chứng trầm cảm, có ý định tự tử. Để giúp các em vượt qua những áp lực này công tác tham vấn học đường tại trường học cần được quan tâm và đầu tư về con người…”. Đây là những ý kiến đề xuất của các đại biểu tại hội thảo xây dựng mô hình tư vấn học đường tại TPHCM do Sở GD-ĐT TPHCM và UNICEF tổ chức ngày 23-9.

Theo Sở GD-ĐT TPHCM, toàn TP đã có 90% đơn vị trường có phòng tham vấn học đường hoặc các hoạt động có liên quan đến công tác tham vấn học đường dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay vẫn là thiếu nhân sự có chuyên môn, hầu hết là giáo viên chủ nhiệm hoặc giám thị kiêm nhiệm…

Về vấn đề này bà Phan Thanh Minh, chuyên viên Trung tâm tư vấn tâm lý - giáo dục - gia đình - thanh thiếu niên cho rằng, các trường học phân công thêm giám thị làm công tác tham vấn tâm lý, điều này sẽ đi ngược lại lợi ích chung của công tác tham vấn học đường mang lại, vì một người không thể mang hai trạng thái, vừa đóng vai kỷ luật thép, vừa đóng vai hiền từ, mềm dẻo, biết lắng nghe chia sẻ nên sẽ không mang lại hiệu quả thật sự.

L.LINH

Tin cùng chuyên mục